Vào các dịp nghỉ lễ, ai cũng có nhu cầu về quê đoàn tụ cùng gia đình, người thì lựa chọn đi ô tô vì nhà xa, người thì lựa chọn đi xe máy cho thoải mái, vì nhà gần và sợ cảnh chen chúc trên xe ô tô.
Vì thế mà tham gia giao thông vào dịp nghỉ lễ cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người, vì lượng phương tiện gia tăng chóng mặt.
Trong quá trình di chuyển do ai cũng vội vã mong về nhà sớm, chưa kể đường chật lượng xe đông, hoặc đường xấu, làn đường nhỏ, các tay lái có người lái cứng người thì tay lái yếu vì thế mà có không ít những vụ tai nạn không mong muốn xảy ra.
Để giúp các bạn có một dịp nghỉ lễ vui vẻ và an toàn, chúng tôi xin chia sẻ một vài Cách đi xe máy AN TOÀN khi tham gia giao thông trong dịp nghỉ lễ, mong rằng các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm, di chuyển và xử lý tốt nhất, tránh xảy ra va chạm.
Đây là tất cả những quy tắc đi xe máy CƠ BẢN, mà các bạn điều khiển xe cần PHẢI BIẾT và tuân thủ để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, và mọi người xung quanh:
Tóm tắt nội dung I. 4 Bộ phận của xe CẦN kiểm tra trước khi KHỞI HÀNH II. 5 Kinh nghiệm điểu khiển xe để KHÔNG xảy ra va chạm với ô tô |
I. 4 Bộ phận CẦN kiểm tra trước ngày KHỞI HÀNH
Để có một hành trình an toàn, việc chuẩn bị và kiểm tra xe trước ngày khởi hành là việc không thể thiếu. Cần lưu ý những mục sau:
Kiểm tra kỹ càng các bộ phận: phanh, lốp, xích xe.. trước khi khởi hành
1. Hệ thống phanh
Bộ phận này vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề an toàn trong quá trình di chuyển.
Vì thế trước mỗi chuyến đi xa các bạn nên kiểm tra lại độ ăn của phanh, dây phanh, châm dầu phanh nếu quá cạn.
2. Thay dầu xe
Dầu nhớt xe máy được ví như là "nước tăng lực" cho chiến mã của bạn trên những đoạn đường dài, đặc biệt là đối với những bạn có ý định đi phượt xa.
Nếu dầu nhớt đã thay được 1-1.5 tháng, bạn nên mang xe ra ngoài tiệm để thay dầu mới, hoặc có thể tìm hiểu thêm về cách thay dầu xe máy tại nhà.
3. Xích và bánh xe
Đây là hai bộ phận quan trọng gần như bậc nhất, di chuyển với cặp lốp tốt, áp suất đủ sẽ giúp xe hoạt động di chuyển trơn tru hơn. Nên kiểm tra lại săm lốp trước khi có một chuyến đi dài, nên thay mới nếu quá cũ.
Đảm bảo 2 bánh xe căng với áp suất phù hợp, khi xe đi sẽ không bị xóc, và tránh tình trạng cản phải đinh.
Với xích xe, cần chú ý bôi trơn bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo việc truyền động, tránh bị đứt xích giữa đường, kéo dài tuổi thọ sử dụng.
4. Vệ sinh toàn bộ xe
Việc đi chơi với một chiếc xe sạch sẽ đương nhiên sẽ tốt hơn là điều khiển một chiếc xe bám đầy bùn đất.
Vì thế trước ngày khởi hành, các bạn nên sử dụng máy rửa xe máy, để tẩy sạch các vết bẩn bám trên xe, tránh viêc bụi bẩn lâu ngày gây ra những tiếng động ngoài ý muốn, hoặc ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của một số chi tiết. Nếu không có thời gian, có thể mang xe tới các dịch vụ rửa xe chuyên nghiệp
II. 5 Kinh nghiệm điểu khiển xe để KHÔNG xảy ra va chạm với ô tô
Đoạn đường về quê, đa phần đều là những đoạn đường nhỏ, không rộng và phân làn cụ thể như trên đường cao tốc, cả xe máy và ô tô cùng tham gia, vì thế có những lúc xe máy đi song song hoặc vượt phải ô tô và gây ra tai nạn.
Vì thế, để tránh rủi ro này có thể xảy ra, các bạn cần có những kỹ năng và nhận thức sau khi đi xe máy trên đoạn đường có nhiều ô tô:
1. Không đi song song với sườn ô tô ở khoảng cách nhỏ
- Khi di chuyển trên những đoạn đường hẹp, nếu phải đi song song với sườn ô tô ở khoảng cách nhỏ hơn 3m, thì thật sự sẽ rất nguy hiểm
Bạn thử tưởng tượng, nếu có ai đó bị ngã, thường sẽ ở tư thế nằm sấp, toàn thân nằm dài ra đường và lao về trước, chưa kể có thể bị trượt một đoạn dài. Và nếu chẳng may bị ngã mà bạn lại đi sát sườn ô tô, thì thật sự vô cùng nguy hiểm.
- Hiện nay, không ít bạn trẻ, tự cho rằng tay lái của mình chắc, thản đi nhiên đi song song cùng xe tải, hoặc xe bus, với khoảng cách tương đối gần, mà không lường trước rằng, chỉ cần bạn va chạm nhẹ với bất cứ thứ gì, thì phản xạ tự nhiên là tay lái sẽ đánh sang phải.
Và việc va quệt với ô tô là khó tránh khỏi, trường hợp bất ngờ này xảy ra, sẽ không có một tài xế nào có thể phản ứng kịp để cứu tính mạng của bạn đâu.
- Nếu quan sát thất xe ô tô đang vượt mình, thì tốt nhất các bạn nên nhường đường, để ô tô nhanh chóng vượt qua, hạn chế tình huống phải đi song song với xe ô tô.
2. Làm chủ tốc độ
- Đi xe an toàn không có nghĩa là bạn đi thật chậm thì tự khắc sẽ an toàn, việc bạn di chuyển quá chậm, sẽ bị nhiều xe khác vượt qua kể cả xe máy lẫn ô tô, nếu đi nhanh thì lại phải vượt qua nhiều xe khác, khó xử lý khi một xe bất kỳ đánh lái đột ngột.
Vì vậy tốt nhất là bạn nên đi với vận tốc chung của dòng người, hạn chế vượt ô tô và bị ô tô vượt.
Làm chủ tốc độ, giữ khoảng cách an toàn với ô tô, chỉ nên vượt ở cung đường rộng, quan sát kỹ trước khi vượt lên
3. Chỉ vượt khi chắc chắn
- Đa phần các vụ tai nạn xảy ra khi vượ xe ô tô trong nội thành là do các bạn đang vượt ở sườn phải thì va chạm với các phương tiện khác cùng chiều hoặc ngược chiều, dẫn tới tình trạng chui gầm ô tô.
- Vì thế chỉ vượt khi: chắc chắn không có xe nào ngược chiều đang lao tới ở khoảng cách gần, không vượt khi thấy đường quá hẹp, hoặc khi vượt phải chắc chắn rằng đằng sau không có người đang chạy gần xe mình và đang vượt lên.
- Những con đường xấu và hẹp, cũng không nên mạo hiểm để vượt qua, tốt nhất hãy kiên nhẫn đi sau xe, chờ tới khi điều kiện thuận lợi thì vượt lên tránh khói.
4. Lựa chọn một lộ trình an toàn cho bản thân
- Một lộ trình an toàn là lộ trình không có các nhóm đường sau: đường vành đai (đường rộng các xe di chuyển với vận tốc lớn và thường có rất nhiều xe qua lại, đặc biệt những xe ô tô, xe tải, xe khách lớn), đường có xe bus liên tỉnh hoạt động...
Vì thế, khi di chuyển về quê, thay vì chọn những con đường lớn, hãy chọn các đoạn đường tắt, đường nhỏ hơn, chỉ có xe máy di chuyển với nhau, thì cũng có thể hạn chế được tối đa những điều không may xảy ra.
Nên chọn những con đường ít xe lớn di chuyển
5. Tuyệt đối không đi cạnh sườn ô tô khi đang vào khúc cua
- Các bạn nên nhớ, chiều dài của ô tô dài hơn xe máy rất nhiều, vì thế khi trong khúc cua, thì ô tô có biên đo gạt tương đối rộng, vì thế đến những đoạn đường cua, thì tốt nhất là nên tránh xa ô tô ta, chỉ cần tài xế không chú ý nhìn gương một chút thôi, mà có thể sẽ xảy ra va chạm với xe đứng gần.
II. 5 Cách điều khiển xe hạn chế tự NGÃ trên đường
1. Lái xe chắc chắn bằng cả hai tay
- Điều này các bạn khi điều khiển xe đặc biệt chú ý, nhất là những chị em phụ nữ tay yếu chân mềm, và những người có thói quen chỉ điều khiển xe máy 1 tay.
Khi các bạn lái xe, nên điều khiển bằng 2 tay, và nhớ nắm chắc một chút, nếu không may có va quệt nhẹ với xe máy đi cùng chiều hoặc ngược chiều thì với tay lái chắc chắn bạn sẽ kịp thời xử lý, không bị văng ra giữa đường.
- Một thói quen rất xấu của chúng ta nữa là vừa đi vừa nghe điện thoại, lúc đó bạn chỉ điều khiển xe bằng 1 tay, hạn chế về thính giác, và thị giác, vì thế mà rất nguy hiểm, không xử lý kịp nếu không may có tình huống bất ngờ nào xảy ra.
Thậm chí tôi còn thấy có những bạn vừa đi mắt còn nhìn vào điện thoại, không nhìn đường, đến khi xe ngược chiều tới, gần, bóp còi liên tục thì mới biết, nếu giật mình thì phản xạ bóp phanh trước và ngã là điều khó tránh khỏi
- Trong trường hợp có điện thoại quan trọng cần xử lý, nên xin nhan rồi nhìn gương phải, vào từ từ bên trong lề đường để nghe điện thoại.
2. Không đi song song với xe máy khác
- Việc các xe máy vừa đi song song vừa nói chuyện với nhau, không phải là hiện tượng hiếm, các bạn vẫn chưa hình dung được việc này nguy hiểm đến mức nào:
Thứ nhất: khi 2 xe đi song song với nhau, có thể xảy ra trường hợp gương xe ngoắc vào nhau, khiến cả hai cùng ngã rất nguy hiểm
Thứ 2: Khi đi song song, vô hình chung cả hai không tập trung vào lái xe mà tập trung vào câu chuyện, nên tốc độ chậm, gây cản trở giao thông, lấn chiếm lòng được, không những nguy hiểm cho các bạn, mà còn gây nguy hiểm cho những người khác, khi vượt lên, họ gần như phải đi ra giữa đường.
Vì thế, nếu đi về quê, mà đi cùng nhóm bạn, các bạn cũng không nên đi hàng đôi hàng 3 để trao đổi, tốt nhất hãy trao đổi tại các quán nước dừng chân ở dọc đường.
3. Quan sát gương chiếu hậu
- Gương chiếu hậu cần lắp đủ 2 bên, lắp để phục vụ mục đích quan sát chứ không phải là để đối phó với cảnh sát giao thông.
- Nhiều thanh niên thì thích tháo gương ra vì trông như vậy mới "ngầu", hoặc chị em phụ nữ thì gương có nhưng quay tứ phía, một gương nhìn đường và một gương soi mặt...
- Mục đích của gương chiếu hậu là giúp chúng ta quan sát được tất cả những gì đang xảy ra sau lưng, không cần phải quay đầu nhìn lại, vì khi các bạn quay đầu lại thì lại mất đi khả năng xử lý đằng trước.
- Với gương chiếu hậu, bạn phải nhìn đồng thời một lúc cả hai gương, để nhận biết xem đằng sau có ô tô không, có xe nào đang đi sát gần mình và chuẩn bị vượt hay không, hay đơn giản, nếu chuẩn bị sang đường, hoặc phanh gấp bạn cũng cần kiểm tra xem phía sau xe có xe khác hay không.
4. Phanh đúng cách
Bóp phanh đột ngột là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề xảy ra như: làm cho xe phía sau bị giật mình, không xử lý kịp, dẫn tới xe ngã hàng loạt, và bản thân người bóp phanh cũng bị ngã nhao ra đường, do phanh gấp, sử dụng phanh tay, nhất là loại phanh côn.
Vậy phanh như nào mới đúng cách, hạn chế va chạm xảy ra:
Điều chỉnh má phanh cho phù hợp: Kiểm tra và bảo dưỡng má phanh thường xuyên, phanh ăn là tốt, nhưng không nên để hơi mớm đã ăn, vì khi điều khiển xe, chúng ta dễ giật mình và bóp phanh quá lực.
Động tác phanh tay: Thông thường, chúng ta có thói quen là đưa 2 hoặc 3 ngón đặt hờ lên phanh tay, phòng trường hợp phanh khẩn cấp, nhưng cầm lái như vậy là không chắc lái, nên nắm cả bàn tay để lái xe.
Khi nào cần phanh thì đưa cả bàn tay ra bóp phanh với lực vừa phải, thì việc sử dụng phanh mới có hiệu quả.
Vấn đề chỉ là làm sao phanh có cảm giác tay và đừng để bị bó cứng bánh. Nếu bó cứng bánh phải nhả phanh ra rồi lại phanh tiếp đừng giữ chặt liên tục.
Phối hợp giữa phanh chân và phanh tay: Khi phanh, việc kết hợp cả phanh chân lẫn phanh tay cực kỳ quan trọng, nó giúp giảm thiểu rối đa quãng đường phải phanh, so với việc chỉ phanh phanh trước hoặc phanh sau.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ, lực phanh trước chiếm khoảng 70%, phanh sau chỉ chiểm 30%, khi phanh xe cần phải giữ thân xe và tay lái thẳng tuyệt đối.
Kỹ năng này để thành thạo, bạn phải luyện tập nhiều, trong đầu lucsc nào cũng phải tự nhắc là phải dùng đồi thời cải phanh chân lẫn phanh tay.
Không vừa phanh vừa đánh lái cùng một lúc: Trong khi di chuyển, nếu bất ngờ gặp phải chướng ngại vật, thi không nên sử dụng phanh và đánh lái cùng một lúc.
Cách xử lý chính xác nhất là, bình tĩnh sử dụng phanh chân, tay để giảm tốc độ, sau đó nếu cần mới đánh lái để tránh, khi đánh lái hãy nhả hoàn toàn phanh.
Vừa đánh lái, vừa sử dụng phanh, thì rất dễ bị đo đường.
5. Tuân thủ luât giao thông khi lái xe
Nguyên nhân xảy ra tai nạn, cũng một phần là do chúng ta không tuân thủ các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông, các bạn điều khiển xe cần nhớ:
- Không chuyển làn đột ngột, khi muốn chuyển làn phải có xin nhan, quan sát xe phía sau, phía trước rồi mới từ từ chuyển làn.
Nếu chưa xác định được vị trí đường cần chuyển làn, thì nên đỗ vào lề đường, để quan sát sau đó mới bắt đầu di chuyển.
- Đi đúng phần đường của mình, không lấn sang làn ô tô
- Đi tối, cần sử dụng đèn pha chiếu xa hay chiếu gần cho hợp lý, tránh làm lóa mắt xe đối diện.
Điều khiển xe tham gia giao thông, chắc hẳn ai cũng đã từng phạm phải một sai lầm, quan trọng là, sau sai lầm và những chuyến đi đó các bạn rút ra được bài học an toàn nào cho bản thân.
III. 12 Vật dụng cần mang theo xe khi đi PHƯỢT bằng xe máy
Khi di chuyển bằng xe máy trên những quãng đường dài, đặc biệt là những bạn đam mê phượt, thì các dịp nghỉ lễ là khoảng thời gian hoàn hảo để các bạn thỏa mãn đam mê của mình.
Tuy nhiên, ngoài việc ghi nhớ những lưu ý an toàn khi tham gia giao thông bên trên, để có một chuyến đi an toàn, vui vẻ, đảm bảo được trình, các bạn cũng cần phải chuẩn bị thêm, những đồ dùng vật dụng cần thiết. Chẳng hạn như:
- Máy nén hơi mini bơm hơi tự động: Đề phòng trường hợp xe bị xịt hơi trên những đoạn đường không có tiệm sửa chữa xe,
- Bộ dụng cụ tự vá
- Những dụng cụ cơ bản như cờ lê, mỏ lết,....
Để biết được chính xác danh sách các dụng cụ cần mang theo khi đi phượt bằng xe máy các bạn vui lòng xem thêm tại: 12 Bộ đồ sửa xe máy mà dân phượt PHẢI MANG THEO
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.