Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Yên: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Hoài: 0931790135

Máy ra vào lốp xe máy, xe đạp điện

Giới thiệu

Máy ra vào lốp xe máy, hay còn lại là máy làm lốp xe tay ga đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong các cửa hàng sửa chữa xe máy tại Việt Nam. Chính sự phổ biến của nó dẫn đến sự tăng vọt về số lượng nhãn hàng, cũng như số đơn vị bán máy.

Với vô vàn thương hiệu, giá cả, thông số kỹ thuật, và nguồn gốc máy, người mua hàng có thể cảm thấy rất khó khăn khi tìm mua một chiếc máy ra vào lốp tay ga ưng ý. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin hữu ích nhằm giúp khách hàng chọn mua máy chính xác với nhu cầu của mình.

Đặc điểm và thông số của máy ra lốp xe máy 

Kích cỡ mâm kẹp

  • Có cỡ kẹp từ trong ra (kẹp trong) và kẹp từ ngoài vào (kẹp ngoài). Người làm lốp xe máy chỉ cần quan tâm đến cỡ kẹp ngoài, không ai lại kẹp từ trong ra đối với xe máy cả, vì kẹp từ trong ra sẽ làm xước mâm xe.
  • Nếu bạn xác định làm xe máy là chủ yếu, hãy chọn máy có cỡ kẹp ngoài tối thiểu là 10 inch, đây là con số quan trọng để làm được lốp xe Lead. Một số máy có kẹp ngoài 11 inch, gặp xe Lead sẽ không thể làm được.
  • Nếu làm xe đạp điện, hoặc một số loại xe đặc biệt khác như xe rùa, xe sân gôn, hãy tìm máy có cỡ kẹp tối thiểu 6 inch hoặc 8 inch.
  • Đối với cỡ kẹp tối đa, 17-18 inch là thoải mái, vì với xe máy thông thường thì mâm 15-16 inch đã là rất to rồi. Có trường hợp ngoại lệ là xe phân phối lớn, sẽ cần tới máy có mâm kẹp to hơn.
  • Có 2 kiểu chấu kẹp chính: chấu thấp (truyền thống) và chấu cao (chuyên cho xe tay ga, xe đạp điện). Chấu thấp không thật sự tối ưu cho xe tay ga và xe đạp điện, vì khi gặp phanh đĩa hoặc mô tơ gắn trên bánh xe thì sẽ phải tháo các bộ phận đó ra thì mới làm lốp được (và lưu ý rằng việc tháo mô tơ của xe đạp điện thường là rất khó khăn). Chấu thấp có ưu điểm là chắc và khỏe, vì vậy được coi là tối ưu cho lốp ô tô, xe tải. Chấu cao thì cho phép người vận hành úp phần vướng (phanh đĩa, mô tơ) xuống dưới, và làm lốp mà không cần tháo các bộ phận đó.

Kích cỡ mỏ vịt

  • Có 2 loại mỏ vịt chính thường gặp, mỏ to và mỏ nhỏ.
  • Mỏ vịt to, được coi là loại tiêu chuẩn, tối ưu cho làm mâm từ 12 inch trở lên. Mâm bé hơn cũng có thể làm được (như mâm 10 inch của xe Lead), nhưng cần cẩn thận để hạn chế rách lốp.
  • Mỏ vịt nhỏ, đúng như tên gọi của nó, có kích thước và chiều dài ngắn hơn nhiều so với loại tiêu chuẩn. Mỏ vịt này được tối ưu cho mâm xe 6-14 inch.
  • Máy ra vào lốp đa dụng như Bright M806B được trang bị cả 2 mỏ vịt để làm việc tốt với dải mâm kẹp rất rộng của máy: 6-24 inch.

Kích cỡ và thông số khác

  • Máy móc lốp xe máy và xe đạp điện, xe tay ga không cần có kích cỡ to, vì bản chất mâm và lốp của các loại xe này tương đối bé. Máy có khoảng cách từ tâm mâm tới thành cột chính đạt 50cm là thừa đủ để làm mọi lốp xe máy phổ biến tại Việt Nam.
  • Kích cỡ xi-lanh kẹp mâm và xi-lanh ép lốp cũng là điểm cần quan tâm. Theo lý thuyết, máy mở lốp xe máy và xe đạp điện không cần tới xi-lanh quá lớn, vì công việc nhẹ. Tuy nhiên, một số hãng máy rẻ tiền lại cắt giảm thái quá thông số này nhằm giảm giá thành. Các thương hiệu lớn như Bright, NK luôn sản xuất máy có kích thước xi-lanh lớn, khách hàng nên dựa vào để làm chuẩn so sánh.
  • Thông số và bản chất mô tơ cũng rất quan trọng. Có máy ra vào lốp xe tay ga dùng mô tơ dây nhôm và dây đồng. Mô tơ dây nhôm là loại cần tránh xa, bởi khi cháy mô tơ thì không thể quấn lại, mà phải thay cả cụm với chi phí cao. Mô tơ dây đồng là lựa chọn tốt, tuy nhiên nhiều hãng vẫn có cách cắt xén bằng cách dùng sợi dây đồng mỏng hơn so với bình thường. Công suất mơ tơ thì từ 0.75kW đến 1.1kW là vừa, không cần hơn.
  • Nhìn chung, về mô tơ người dùng không cần quan tâm quá sâu, thay vào đó hãy quan tâm đến thương hiệu máy và năng lực bảo hành của đơn vị bán máy. Một minh chứng là máy ra vào lốp HPA thường chỉ có mô tơ 0.75kW, nhưng sử dụng thực tế thì chạy cực êm và khỏe hơn nhiều so với máy Trung Quốc mô tơ 1.1 kW.

Thương hiệu máy làm lốp xe máy 

Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu máy khác nhau, do hàng chục công ty phân phối trên toàn quốc, với đủ mọi phân khúc giá cả và chất lượng.

Bản thân cũng là nhà cung cấp máy tháo lắp lốp xe tay ga, xe đạp điện đã tham gia thị trường gần 20 năm nay, chúng tôi cũng không dám khẳng định đâu là lựa chọn tốt nhất cho người dùng. Thay vào đó, chúng tôi chỉ xin được giới thiệu về các thương hiệu mà chúng tôi cung cấp:

  • Bright: Thương hiệu số 1 Trung Quốc về doanh số (và Việt Nam, mặc dù chưa có con số chính thức). Tại Việt Nam, model huyền thoại của Bright là LC-810E phổ biến đến mức liên tục bị làm nhái (dán tem để tạo thành máy fake) và ăn theo (đặt tên tương tự nhằm qua mắt khách hàng). Điển hình như model TC-820E của Tecom (ý là 820 là bản nâng cấp của 810), LC-810F của Liberty (ý là F là bản đời sau của E), và có giá bán mềm hơn LC-810E chính hiệu khá nhiều. Khách hàng có thể tự nhận ra điểm bất thường ngay: Tại sao model nâng cấp, đời cao hơn mà lại rẻ hơn model cũ?
  • Konia: Thương hiệu được Công ty Trường Sa nhập khẩu và phân phối từ năm 2015. Được sản xuất trên quan điểm linh kiện tốt + cắt giảm chi phí marketing = giảm giá thành sản phẩm. Máy ra vào lốp xe máy luôn có giá thành tốt, nhưng mặt khác đảm bảo chất lượng không thua kém các model đắt tiền của các thương hiệu lớn.
  • NK: Máy ra vào lốp xe máy công nghệ Pháp, có giá thành cao, nhưng đạt đúng chuẩn “đắt xắt ra miếng”. Model NK-318E là 1 trong 2 model máy tháo vỏ xe phổ biến nhất miền Trung và miền Nam (model còn lại là LC-810E của Bright).

Nếu cần mua, hoặc có thắc mắc về máy ra vào lốp xe ga, máy làm lốp xe đạp điện, xin đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ nhân viên tư vấn của Thiết Bị G20 – Đơn vị chuyên phân phối máy ra vào lốp và thiết bị làm lốp chuyên nghiệp. Dịch vụ tư vấn của chúng tôi là hoàn toàn miễn phí!