Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Yên: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Hoài: 0931790135

Hướng dẫn sử dụng phanh tay ô tô an toàn nhất

đánh giá (0 đánh giá)

Phanh chân được sử dụng khi xe chạy. Phanh tay được sử dụng trong trường hợp đỗ xe, giúp cho xe không bị di chuyển khi bạn dừng đỗ. Phanh tay có khả năng chịu tải ít hơn so với phanh chân tuy nhiên nó lại có khả năng hoạt động nhiều giờ, nhiều tuần, thậm chí là có thể hoạt động trong nhiều tháng.

 

Phanh tay ô tô

Phanh tay là một công cụ đắc lực hỗ trợ bạn lái xe an toàn

 

Xét về nguyên tắc hoạt động, phanh tay được chia thành phanh cơ khí và phanh điện tử. Tuy nhiên cả 2 loại phanh đều có thể gặp phải những rắc rối riêng sau một thời gian hoạt động.

 

Tác dụng của phanh tay:

Trong nhiều trường hợp khẩn cấp, phanh tay cũng được sử dụng trong trường hợp để dừng xe. Tuy nhiên việc này chỉ được sử dụng trong trường hợp bất khả kháng mà thôi. Nếu bạn bất ngờ kéo phanh tay khi xe đang chạy thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề mất kiểm soát. Xe có thể bị trượt bánh hoặc bị xoay vòng.

Đối với các dòng xe đời cũ dùng số sàn và ít công nghệ thì phanh tay còn giúp cho xe có thể khởi hành nganh dốc. Đây là một kĩ năng quan trọng mà bạn cần phải biết.

 

Khởi hành ngang dốc

Phanh tay giúp bạn khởi hành ngang dốc một các dễ dàng

 

Đặc điểm của phanh tay ô tô:

Phanh tay được sử dụng phổ biến nhất là dạng nắm. Nó thường có vị trí ở ghế lái và ghế phụ. Trong nhiều trường hợp nó thường nằm ở phía trái ghế tài xế. Ngoài ra thì phanh tay còn có 2 dạng nữa, đó chính là nút bấm và bàn đạp đối với xe tự động. Song nếu xét theo phương thức dẫn động/điều khiển, thì phanh tay được chia thành 2 loại đó là cơ khí và loại phanh điện tử.

Loại phanh tay cơ khí được hoạt động dựa trên nguyên tắc kéo sợi dây cáp kết nối với 2 bánh sau, một đòn quay biến lực kéo cáp thành lực ép guốc phanh vào bộ phận tang trống. Nếu như bánh sau sử dụng phanh đĩa, phanh tay thường dựa trên kết cấu này để có thể hoạt động.

Phanh cơ khí thường gặp vấn đề nhất đó là kéo phanh tuy nhiên phanh lại không ăn. Khi xe đang di chuyển chậm bạn kéo mạnh phanh tuy nhiên xe cũng không dừng lại. Lý do có thể là do cơ cấu phanh đã mòn nhiều, dính dầu mỡ ở chính nơi tiếp xúc hoặc điều chỉnh khe hở phanh quá lớn để giúp cho phanh có thể hoạt động tốt hơn.

Phanh có thể có hiện tượng kẹt cứng, bạn tiến hành nhả phanh tay tuy nhiên bánh vẫn bó cứng. Nếu bạn cố tình tiếp tục thì sẽ gây ra hiện tượng bó phanh, hỏng ABS (đối với xe sử dụng phanh đĩa) do phanh bị quá nóng. Lý do gây ra việc này rất nhiều có thể là kẹt cáp do khô mỡ, các chốt và đòn kéo bị rơ và lỏng. Hoặc là trường hợp lò xo hồi guốc phanh gãy hỏng, điều này sẽ làm cho má phanh luôn tiếp xúc với tang trống (bạn có thể kiểm tra bằng cách sờ tay vào và thấy nó bị nóng).

 

Sử dụng phanh tay như thế nào để an toàn?

Phanh tay điện tử có kí hiệu chữ P (Parking).

Hệ thống phanh tay điện tử được sử dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là đối với các dòng xe sang. Phanh tay điện tử được thiết kế một cách gọn nhẹ nhờ có thể lược bỏ kiểu dẫn động bằng cáp kéo, điều này sẽ mang lại sự an toàn hơn do tự động kích hoạt giữ xe không trượt dốc, hay nó có chức năng tự động nhả phanh khi xe đang trong quá trình di chuyển.

 

Phanh tay điện tử

Phanh tay điện tử kí hiệu bằng chữ P

 

Các nhà thiết kế đã tiến hành gắn mô-tơ điện một chiều ở cùm phanh 2 bánh sau. Bộ phận hộp điều khiển phanh EPB (Electronic Parking Brake) sẽ tiến hành xử lý các tín hiệu nhận được từ người lái và trạng thái của chiếc xe, sau đó nó truyền xuống mô-tơ điện đang trong quá trình hoạt động.

Cũng giống như các hệ thống điện tử khác, hộp điều khiển EPB dễ gặp rắc rối về dây dẫn, mạch điện giữa các công tắc EPB và bộ phận cụm điều khiển, thiết bị thực thi bị đoản mạch hoặc là hở mạch. Khi sự cố thì bảng đèn báo hệ thống phanh sẽ hiện lên ở bảng táp-lô. Những người sử dụng chỉ cần mang xe đến các garage sửa chữa. Những người thợ sẽ sử dụng một thiết bị chuyên dụng để có thể phát hiện lỗi ở đâu và tiến hành khôi phục một cách nhanh chóng.

 

6 lỗi thường gặp của phanh tay ô tô:

1. Khi đỗ về P trước hay là tiến hành kéo phanh tay trước?

Có khá nhiều các bác tài tiến hành dừng xe, về P rồi kéo phanh tay, sau đó là tắt máy. Tuy nhiên cách này vô tình gây tổn hại đối với bánh răng cóc. Phanh tay chính là công cụ cứu cánh giúp cho xe đứng yên ngay cả khi bánh răng cóc không con khả năng giữ hộp số.  Nếu về P trước, thì vì tồn tại một khoảng hở dù là khá nhỏ giữa bánh răng cóc và ngàm giữ nên trục ra của hộp số sẽ bị quay, điều này sẽ tăng sức ép lên bánh răng cóc, sức ép này càng lớn thì độ dốc nơi đỗ càng cao. Áp lực này tồn tại về lâu dài có thể gây mòn các chi tiết cơ khí.

 

2. Không thể hạ được phanh tay:

Bản chất của phanh tay là cần kéo được giữ cố định bởi các bộ phận bánh răng. Cấu tạo của răng cưa theo chiều hướng từ dưới lên, đây là lý do vì sao bạn cần phải kéo phanh tay một cách từ từ.

 

Phanh tay bị kẹt

Phanh tay có khả năng bị kẹt nếu bạn không biết cách xử lý

 

Để có thể tiến hành hạ phanh tay, các tài xế cần phải bấm vào nút ở đầu cần để lẫy có thể tách khỏi răng cưa, từ đó thì bạn có thể hạ xuống. Tuy nhiên trên thực tế  có thể là do lực bấm nút không đủ, hoặc khi bạn tiến hành kéo phanh tay quá mạnh, lẫy cố định ở bộ phận răng cưa trên cao, chính bởi vậy nên dù bạn đã bấm nút thì vẫn không thể hạ canhs tay. Trong trường hợp này, bạn cần phải tiến hành  bấm nút, giữ và hơi kéo ngược phanh tay lên trên rồi tiến hành hạ phanh xuống thì sẽ thành công.

Tuy nhiên, nếu do kẹt cơ khí thì bạn không thể tiến hành hạ phanh tay xuống được.  Lúc này bạn cần phải buộc mở hệ thống ra tìm cách giải quyết. Để đảm bảo an toàn bạn không nên tiến hành kéo phanh tay quá mạnh, bạn nên kéo theo từng mức để cảm nhận độ vững.

 

3. Làm thế nào để biết hạ phanh tay hết hay chưa?

Nhiều bác tài khá vội vàng mà không hạ hết phanh tay và vẫn còn mắc ở một hai nấc cuối cùng. Có khá nhiều xe có hiện cảnh báo kèm theo tiếng bíp bíp để bạn có thể nhận biết nhé.

Tuy nhiên, các đời xe cũ thì sẽ thường không có cảnh báo, bạn nên chủ động nhấn nút đầu phanh, nhấc lên hạ xuống trong khoảng ngắn lặp lại vài lần để chắc chắn phanh đã được hạ hết xuống.

 

4. Phanh điện tử được sử dụng như thế nào?

Nếu bạn tìm khắp nơi trên xe mà không tìm thấy phanh tay để có thể kéo thì có thể xe của bạn được trang bị phanh điện tử. Phanh tay điện tử có một nút bấm trên đó có chữ P (có nghĩa Parking). Bạn chỉ cần tiến hành móc vào nút này là phanh tay của xe sẽ kích hoạt, đèn sáng, khi muốn bỏ phanh tay chỉ cần ấn nút xuống là được. Tuy nhiên một số hãng thiết kế ngược, tức là khi bạn ấn xuống là kích hoạt trong khi móc ngược là việc bỏ kích hoạt.

 

5. Vì sao lại không tìm thấy phanh tay?

Có một số xe số tự động không tìm thấy phanh tay để kéo, cũng không có nút phanh tay điện tử, có thể bộ phận này đã chuyển xuống dưới chân trái, ở vị trí của chân côn nằm trên số sàn. Cách sử dụng là bạn tiến hành đạp vào áp dụng phanh, đạp lại lần nữa để thả phanh.

 

6. Tiến hành kéo phanh tay thế nào trong tình huống mất phanh chân?

Trường hợp xe mà bị mất phanh chính là một trong các tình huống nguy hiểm nhất mà nhiều tài xế có thể gặp. Cùng với việc dồn số về thấp thì phanh tay chính là một phương án hữu ích. Bạn có thể sẽ bị mất bình tĩnh có thể giật mạnh phanh tay để mong xe dừng nhanh, tuy nhiên cách làm này sẽ khiến bánh bị khóa bất ngờ, xe có thể bị xoay ngang và tai nạn là một vấn đề khó tránh khỏi.

 

Sử dụng phanh tay khi mất phanh chân

Phanh tay rất hữu hiệu trong trường hợp mất phanh chân

 

Lúc này bạn cần phải kéo phanh tay từ từ, thấp tới cao theo tốc độ, trước tiên thì bạn cần phải kéo nhẹ từng nấc để giúp cho xe có thể giảm tốc dần sau đó khi xe chạy chậm lại mới tiến hành kéo cho xe dừng.

Để giúp cho hệ thống phanh của bạn hoạt động một cách ổn định thì bạn cần phải bảo dưỡng phanh cho đảm bảo, bằng cách thay dầu tiến hành vệ sinh cho phanh được sạch. Bạn có thể sử dụng khí nén của máy nén khí giá rẻ để thổi phanh, đảm bảo cho phanh không bị kẹt bởi bụi bẩn.

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn chi tiết cách thay má phanh ô tô 

10 bước xử lý nhanh chóng hiện tượng xe bị mất phanh

Máy nén khí Pegasus giá rẻ vệ sinh nội thất ô tô

Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.