Phanh là chi tiết đảm bảo an toàn cho người lái xe nói riêng và những người xung quanh nói chúng. Vậy làm thế nào để nhận biết thời điểm chính xác để thay má phanh và cách thay má phanh ô tô như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Má phanh ô tô là chi tiết quan trọng trong ô tô của bạn.
Trong hệ thống phanh thì má phanh (hay còn gọi là bố thắng) chính là một bộ phận bị mài mòn nhiều nhất. Chính bởi vậy, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và thay thế má phanh cho kịp thời.
Khi nào nên thay má phanh?
Để có thể đảm bảo an toàn thì khi má phanh còn khoảng từ 2-3mm thì nên được thay thế.Nếu má phanh càng mỏng thì ma sát của nó càng giảm, chính sự giảm ma sát sẽ dẫn đến phanh kém hiệu quả. Điều này sẽ khiến cho bạn gặp phải nguy hiểm trong những tình huống khẩn cấp.
Vậy làm thế nào để nhận biết má phanh bị mòn?
Việc cảm nhận độ mòn của má phanh có thể được thực hiện qua 4 bước như sau:
1. Cảm nhận qua tiếng ồn bất thường
Nếu như khi bạn tiến hành đạp chân phanh mà má phanh phát ra các tiếng kêu kin kít, ken két,…khi phanh, thì điều này chứng tỏ má phanh của bạn đã bị ăn mòn và cần phải được thay thế ngay.
2. Khi phanh, xe của bạn bị lạng sang hai bên:
Nếu như khi bạn phanh xe, bạn cảm thấy chiếc xe của mình có một lực kéo khiến cho xe của bạn bị rẽ trái, rẽ phải bất thường hoặc khi dừng đỗ, xe của bạn bị giật liên tục thì bạn cần phải tiến hàng kiểm tra phanh ngay lập tức.
3. Những cảm giác khác lạ của chân:
Phanh không ăn như bình thường, quãng đường mà phanh ăn cũng tăng lên. Bạn cảm thấy khó kiểm soát tốc độ của xe khi lái trên đường. Bàn đạp phanh nhẹ hơn, phanh ấn hết cỡ cũng không cảm thấy hiệu quả là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải tiến hành thay má phanh ngay.
Nếu cảm giác khác lạ ở chân phanh thì bạn cần phải kiểm tra phanh ngay
4. Bộ phận cảm biến báo mòn
Trên ô tô có 2 loại cảm biến, đó là:
- Má phanh ở trên xe có gắn thêm miếng thép giúp cho quá trình tản nhiệt được diễn ra nhanh chóng hơn, khi má phanh mòn sẽ tiếp xúc với heo thắng (hay còn gọi là caliper) và đĩa phanh sẽ gây ra tiếng kêu.
Hình ảnh cảm biến báo mòn
- Cảm biến được gắn với má phanh trên xe khi mà má phanh mòn, bộ phận cảm biến sẽ tiếp xúc với heo thắng (hay còn gọi là caliper) và đĩa phanh dẫn đến việc cảm biến bào mòn được bật.
Độ mòn nhanh hay chậm của má phanh phụ thuộc vào cách chạy của từng người. Tuy nhiên, nếu bạn chạy xe ở những thành phố đông đúc, khi bạn đáp phanh liên tục thì cũng khiến cho má phanh bị mòn đi. Nếu bạn có thói quen nhấn chân phanh nhiều thì không quan trọng bạn lái xe ở đâu cũng khiến cho má phanh bị mòn đi nhanh chóng.
Trong điều kiện hoạt động bình thường thì má phanh sẽ được thay thế định kì. Trung bình với ô tô là 2 năm. Khi sống ở những đô thị đông đúc và có thói quen rà phanh nhiều, thì nên thay thế má phanh xe ô tô sau khi xe đã lăn bánh khoảng 15.000 dặm (khoảng 24.140 km).
Cách thay má phanh ô tô?
Trước khi tiến hành tự thay má phanh ô tô, bạn cần phải chuẩn bị một số dụng cụ như sau:
- Đội nâng xe và đội chết: Thiết bị này dùng để để nâng và kê bánh xe khi thực hiện thay má phanh
- Cần xiết lực và dụng cụ tuýp mở tắc kê: Việc này giúp mở ốc ô tô một cách dễ dàng.
- Cờ-lê mở cụm piston: Cờ lê này dùng để mở cụm piston thắng
- Một đoạn dây dù: nhằm mục đích treo cụm piston
- Cảo ép piston: Chi tiết này dùng để ép piston khi bạn tiến hành thay má phanh mới
Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, chúng ta hãy bắt đầu thực hiện thay má phanh ô tô ngay thôi:
Bước 1: Tiến hành tháo bánh xe
Bạn hãy sử dụng đội nâng và đội chết để nâng và kê bánh xe.
Cần phải kích xe khi tiến hành tháo lốp
Hãy sử dụng đội nâng để nâng xe và sử dụng đội chết để kê lại. Mỗi loại xe ô tô đều được trang bị một tuýp mở tắc kê riêng.
Bước 2: Tiến hành mở cụm piston thắng
Sau khi đã nâng và tiến hành kê xe một cách chắc chắn, bạn hãy tiến hành tháo cụm piston thắng để có thể tiến hành tháo má phanh cần thay ra. Ở phía mặt sau của kẹp phanh được trang bị 2 bu-lông ắc thắng. Bạn hãy tiến hành tháo hai bu-lông này ra và sử dụng vít nậy cụm piston ra khỏi cụm phanh.
/'
Nên tháo bánh xe nhẹ nhàng
Để không làm hư hỏng ống dầu, sau khi tháo xong, bạn đừng để cho cụm piston bị treo lơ lửng bằng ống dầu mà hãy dùng dây treo cụm piston vào một vị trí nào đó bên cạnh một cách chắc chắn.
Tiến hành tháo má phanh cũ
Khi tháo má phanh cũ, bạn cần phải quan sát thật kĩ để khi lắp má phanh mới vào không bị nhầm.
Hãy gỡ má phanh cũ ra một cách dễ dàng
Sau khi bạn đã mở được cụm piston thắng, bạn hãy tiến hành tháo má phanh cũ và sau đó thay má phanh mới vào. Khi tháo má phanh cũ, bạn cần quan sát vị trí phe cài để không bị lẫn nhé.
Tiến hành thay má phanh mới
Hãy thay má phanh mới đúng chủng loại như má phanh cũ.
Khi bạn tiến hành thay má phanh mới, do bề dày của má phanh lớn hơn chính bởi vậy nên bạn không thể để nguyên phần piston ở vị trí hiện tại để lắp ráp. Bạn cần phải đưa piston về vị trí như lúc ban đầu. Trong trường hợp bày, bạn hãy sử dụng cảo piston và tiến hành nén piston về vị trí ban đầu sao cho nó có thể gắn cơ cấu phanh với má phanh mới một cách dễ dàng nhất có thể. Để đạt được điều đó, bạn hãy nén piston hết tầm đến khi cảm thấy cứng tay.
Tiến hành lắp lại cụm piston và bánh xe
Sau khi đã nén xong cụm Piston thì bạn có thể tiến hành lắp bộ phận này vào cơ cấu phanh rất dễ dàng. Việc bạn cần phải làm tiếp theo đó là tra dầu vào bu-lông ắc thắng rồi tiến hành gắn chúng như vị trí ban đầu.
Lắp lốp sau khi đã thay má phanh
Để đảm bảo tuổi thọ của má phanh, bạn hạn chế phanh gấp bằng cách đi đúng tốc độ, quan sát thật kĩ để tránh tình huống khẩn cấp. Hơn thế nữa. bạn hãy giữ cho má phanh sạch sẽ bằng cách vệ sinh chúng sau khi đi mưa, nếu má phanh dính nhiều bụi bẩn, bạn hãy dùng khí nén của máy nén hơi để vệ sinh nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Bắt bệnh ống xả xe máy nhả khói đen, chính xác 100%
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.