Cầu nâng ô tô cắt kéo bản rộng là thiết bị thường được dùng kết hợp với máy cân chỉnh góc đặt bánh xe trong các cửa hàng lốp cao cấp. Loại cầu này có ưu điểm là gọn gàng, tính thẩm mỹ cao hơn so với cầu nâng 4 trụ. Khi hạ xuống, toàn bộ thân cầu sẽ chìm xuống ngang bằng so với mặt sàn, vì vậy rất ít chiếm không gian so với các loại cầu lắp nổi. Ngoài ra, một số loại cầu cắt kéo bản rộng còn được trang bị tính năng nâng 2 tầng, giúp nâng cả 4 bánh xe lên khỏi mặt bàn tầng 1, từ đó cho phép thực hiện các công việc thay lốp, thay dầu dễ dàng hơn rất nhiều.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra hướng dẫn làm móng cho model Cầu nâng cắt kéo 2 tầng Titano TS-4.5MSI chuyên dành cho mục đích cân chỉnh thước lái.
Thông số kỹ thuật cầu nâng ô tô
- Mã sản phẩm: TS-4.5MSI
- Nhà sản xuất: Titano
- Nơi sản xuất: Trung Quốc
- Sức nâng tối đa: 4.5 tấn
- Chiều cao nâng tối đa: 1850 mm
- Sức nâng tầng 2 tối đa: 4.5 tấn
- Chiều cao nâng tầng 2: 450 mm
- Chiều dài toàn bộ: 5510 mm (Bao gồm đường dẫn)
- Chiều rộng toàn bộ: 620+920+620 mm
- Chiều dài bàn nâng: 5030 mm
- Chiều rộng bàn nâng: 620 mm
- Khoảng cách giữa 2 bàn nâng: 920 mm
- Áp lực khí nén tối thiểu: 4-6 bar
- Điện áp: 380V / 50 Hz hoặc 220V /50 Hz, tùy biến khi đặt hàng
- Công suất môtơ: 2.2 kW
Bản vẽ tiêu chuẩn
Chuẩn bị mặt bằng và vật tư thi công
Mặt bằng
- Thân cầu, đường dẫn và tủ điều khiển sẽ chiếm khoảng 4 mét cho chiều rộng và 5.5 mét cho chiều dài.
- Khoảng cách từ rìa ngoài móng tới tường bên hông (mặt không có bảng điều khiển) tối thiểu là 1 mét, để phục vụ đi lại và di chuyển thiết bị phụ trợ.
- Khoảng cách từ rìa ngoài móng tới tường phía trước (đầu xe) tối thiểu là 2 mét, để có thể lắp đặt thiết bị cân chỉnh.
- Nếu xưởng có nhiều cầu nâng, cần tính toán kĩ khoảng cách giữa các cầu nhằm đảm bảo xe có thể đi lại và ra vào cầu trong xưởng thuận lợi nhất.
Vật tư
- Bê tông mác 200 đến 300, cụ thể gồm: cát, sỏi và xi măng. Tuyệt đối không có cốt thép.
- Đường khí nén áp lực tối thiểu 4-6 bar, cần thiết để đóng mở cóc hãm.
- Đường điện 220V hoặc 380V tùy theo cấu hình mô tơ.
- 20L dầu thủy lực, tự chuẩn bị hoặc bên bán cung cấp, tùy theo thỏa thuận.
Thi công móng theo bản vẽ của nhà sản xuất
Về cơ bản, việc cần tuân thủ chính xác các con số được đưa ra trong bản vẽ móng cầu của nhà sản xuất, tuyệt đối ko tự ý tạo ra sự sai lệch mà không có sự tư vấn của đơn vị cung cấp cầu.
Một số chỉ dẫn cụ thể
- Kích thước hố móng trong bản vẽ được tính trên cơ sở đã đổ bê tông, ốp gạch, gia cố, v.v… (Tức là dù có làm gì, thì cũng phải tuân thủ kích thước bản vẽ thì mới có thể đặt cầu vào móng).
- Mỗi bàn nâng có một hố móng riêng, 2 hố móng này kích thước phải y hệt nhau. Đặc biệt, chiều cao (hoặc gọi là chiều sâu) của 2 hố phải chuẩn bằng nhau, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng nâng lệch giữa 2 bàn nâng.
- Phần hông bên trong móng và phần rìa bên trên móng nên được ốp gạch hoặc một lớp bảo vệ tương tự để hạn chế tình trạng bở tường móng. Tuy nhiên, lưu ý rằng lớp ốp này cần được tính toán trước sao cho vẫn đảm bảo kích thước móng đúng như liệt kê bởi bản vẽ.
- Chiều sâu mỗi hố (từ mặt bê tông đến mặt sàn): 330 mm
- Chiều dài của mỗi hố: 5330 mm
- Chiều rộng của mỗi hố: 660 mm
- Khoảng cách giữa 2 hố (rìa trong hố này tới rìa trong hố kia): 880 mm
- Về tủ điều khiển: Tủ có thể đặt ở bên trái hoặc bên phải cầu tùy ý, nhưng phải xác định trước để đặt ống gen tương ứng. Khoảng cách giữa viền ngoài của tủ và viền ngoài của cầu tối đa 1.8 mét.
- Về ống gen (ống chứa dây dầu, dây khí nén, dây điện, nối từ tủ điều khiển tới cầu): Đặt ở hố bên trái hoặc bên phải đều được, nhưng phải tương ứng với vị trí tủ điều khiển. Vị trí chuẩn là cách 1 mét so với rìa trước của hố (phía đầu xe), từ vị trí này hãy đào đường đi ống thông tới tủ điều khiển và thông giữa 2 hố như mô tả trong bản vẽ. Quy cách: Ống nhựa phi 100 mm.
- Lưu ý thêm về ống gen: Không bắt buộc phải đi ống vuông góc như bản vẽ, có thể đi thẳng một mạch từ chân móng tới tủ điều khiển. Và nếu muốn tăng tính thẩm mỹ lên tối đa, làm thêm 1 đường đi ống gen từ tủ điều khiển tới nguồn điện và nguồn khí nén như trong bản vẽ mô tả.
Thông tin khác
- Đào hố phỏng theo bản vẽ xong, thì cần đổ bê tông vào sàn hố và trát xi măng vào thành hố.
- Chiều dầy lớp bê tông tối thiểu là 20cm. Nếu cảm thấy sàn xưởng yếu (do đất nền là đất mới, đất kém), hãy làm chiều dầy hẳn 30cm.
- Sau khi đổ xong, lớp bê tông phải được đánh phẳng lì, không nghiêng, không lồi lõm. Tương tự đối với thành hố.
- Sau khi hoàn thành đổ bê tông và đánh phẳng, 7-10 ngày sau mới có thể lắp đặt cầu.
- Sau khi lắp đặt cầu xong thì mới nên thực hiện các công đoạn gia cố hoặc ốp gạch, nhằm hạn chế trường hợp chính các lớp bổ sung này gây chật chội, không lắp được cầu.
Xem bài viết: Hướng dẫn làm móng cầu nâng cắt kéo bản rộng 2 tầng Titano TS-4.0MSI
Hình ảnh thật
Móng cầu tiêu chuẩn.
Cầu sau khi hoàn thiện lắp đặt cơ bản.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách làm móng cầu nâng ô tô hoặc cần tư vấn về giải pháp nâng hạ ô tô, xin đừng ngần ngại liên hệ ngay với Thiết Bị G20 để được tư vấn chu đáo nhất. Dịch vụ tư vấn lắp đặt cầu nâng 1 trụ, cắt kéo... của chúng tôi là hoàn toàn miễn phí!
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.