Cầu nâng 1 trụ hay còn gọi là cầu nâng rửa xe. Cầu nâng 1 trụ có 2 loại: Cầu 1 trụ nổi và cầu nâng 1 trụ âm (lắp chìm).
Cầu 1 trụ lắp nổi
====> Tham khảo giá các dòng cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô tại đây : cầu nâng ô tô 1 trụ
Cầu 1 trụ rửa xe ô tô lắp âm
Nhìn vào 2 hình trên, ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt về hình thức giữa 2 loại cầu, cầu 1 trụ nổi có mặt bàn nâng nổi lên trên bề mặt nền, cầu 1 trụ âm có mặt bàn nâng nằm chìm xuống, bề mặt ngang với mặt nền.
Hướng dẫn lắp đặt cầu nâng ô tô 1 trụ
Một bộ cầu nâng ô tô 1 trụ bao gồm 3 phần chính: Ty xy lanh nâng hạ, bình chứa dầu và bàn nâng xe.
Để thi công hố móng cầu 1 trụ rửa xe âm nền, ta xem qua hệ thống vận hành cầu nâng rửa xe 1 trụ và thông số kỹ thuật của cầu:
Hệ thống hoạt động cầu
Thông số kỹ thuật cầu 1 trụ âm nền
Sức nâng lớn nhất: 4 tấn
Chiều cao nâng lớn nhất: 1600mm
Chiều cao nâng nhỏ nhất: 110 - 120mm
Đường kính xilanh : 275mm
Áp suất khí nén: 6 - 8 bar
Dung tích dầu: 150L
Đường kính ty trong benz: 275mm
Đường kính benz ngoài: 325mm
Chiều dài tổng thể bàn nâng: 4460mm
Chiều rộng bàn bánh xe lên: 660mm x2
Khoảng cách giữa bàn nâng: 780mm
Vị trí cách tường ít nhất: 1200mm
Vị trí cách mi ngoài ít nhất: 1500mm
Chiều của ty khoảng: 2070mm
Thùng dầu 150L, đổ sẵn dầu
Không kèm dây hơi
Đi kèm 2 ống kẽm dẫn dầu 34mm: 1 ống dài 3 mét và 1 ống dài 1 mét (Khách hàng tự mua thêm nếu cần lắp đặt khác).
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: http://thietbig20.vn/cau-nang-1-tru-rua-xe-ts-4000b---am-nen
Từ sơ đồ vận hành cầu và thông số, ta có bản vẽ tham chiếu sơ đồ hố móng
Bản vẽ mặt cắt ngang móng cầu âm
Bản vẽ mặt bằng cầu âm
Đầu tiên, ta xác định vị trí đặt cầu, từ đây xác định tim, là tâm hố móng (vị trí đặt ty xy lanh cầu ). Từ tim, ta đào một hố tròn hoặc vuông, với đường kính là 1m, sâu 2620 mm. Sau khi đào xong, đổ bê tông đáy hố với chiều dày bê tông là 400 mm. Thi công bao xung quanh hố, có thể để ống cống đối với hố tròn hoặc xây gạch tạo thành lớp bao xung quanh.
Hố ty cầu thi công theo hình vuông
Hố ty cầu thi công theo hình tròn
Sau khi đặt ty vào hố, kỹ thuật viên lắp đặt sẽ cân chỉnh cho ty cân bằng, rồi cho hỗn hợp cát + đá ngô + nước vào lấp xung quanh khoảng trống giữa ty và bề mặt bao quanh hố, quá trình này giúp ty đứng vững chắc trong hố. Đây là công đoạn quan trọng nhất của quá trình lắp đặt cầu, vì ty có cân thì quá trình nâng hạ của cau nang o to mới an toàn.
Xác định vị trí đặt bình dầu, thi công đường dẫn dầu, đào 1 đường rãnh, thẳng từ bình dầu tới hố ty cầu. Đường dẫn dầu có độ sâu là 300 mm, bề ngang 200 mm (sau này mình sẽ dùng ống kẽm phi 34 để dẫn dầu). Đường dẫn dầu là đường thẳng, không vòng vèo.
Đường dẫn dầu từ ty cầu tới vị trí đặt bình dầu
Công đoạn cuối cùng là tạo mặt bằng để đặt bàn nâng.
Sẽ có 2 hình thức thi công mặt bằng đặt bàn nâng. Hình thức thứ nhất, thi công toàn bộ mặt bằng sẵn. Hình thức này yêu cầu độ chính xác mặt bằng cao, kết hợp thông số của mặt bàn nâng và bản vẽ mặt bằng cầu ,làm theo đúng yêu cầu thông số trên bản vẽ. Hình thức này không được khuyến khích nhiều, vì sẽ làm khó cho thợ thi công, kỹ thuật viên lắp đặt và chính khách hàng nữa.
Bản vẽ thi công mặt bằng cầu âm
Hình thức thi công thứ hai, tạo mặt bằng rộng, chờ lắp đặt toàn bộ bàn nâng, sẽ thi công khuôn. Hình thức này vừa tiện, thợ thi công cũng dễ, kỹ thuật viên lắp đặt thoải mái, đảm bảo độ chính xác, hoàn thiện, độ thẩm mỹ cũng cao. Tạo một mặt bằng riêng với mặt bằng chung, 1 khuôn chữ nhật kích thước 4070 x 7500 mm, độ sâu khoảng 300 mm so với mặt nền. Để như thế, sau khi nhân viên kỹ thuật lắp đặt xong hệ thống cầu, thợ thi công chỉ việc đổ mặt nền theo cầu. Cách này được đa phần khách hàng sử dụng.
Lưu ý với khách có nhu cầu lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe, hố móng thi công phải đảm bảo thời gian từ 7 -> 10 ngày trước khi lắp đặt. Hệ thống khí nén, áp của bình nén khí tốt nhất là 12 cân ( bar), bình chứa khí từ 200L trở lên hoạt động sẽ tốt hơn.
Ngoài ra bạn có thể tim hiểu thêm bài viết: Hướng dẫn đào móng và lắp cầu nâng 1 trụ kiểu đặt nổi
Tôi cần liên hệ với các bạn