Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Yên: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Hoài: 0931790135

9 Bước xử lý xe ô tô bị trầy xước HIỆU QUẢ tới 99%

đánh giá (0 đánh giá)

Với các bác "TÀI" thì chiếc xe được xem như là người vợ thứ 2 của mình, vì thế mà việc trên xe xuất hiện những vết xước dù lớn hay nhỏ cùng đều đem lại cảm giác không thoải mái, làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp của chiếc xe.

Cách xử lý trầy xước trên xe ô tô

Nguyên nhân gây ra các vết xước trên xe thì có rất nhiều chẳng hạn như: do va cham tai nạn khi tham gia giao thông, chỗ đậu xe quá nhỏ, hẹp gây va quệt....

Để trả lại vẻ đẹp nguyên bản cho chiếc xe, các bạn có thể đưa xe tới các trung tâm, gara bảo dưỡng xe chuyên nghiệp hoặc sử dụng "Kinh nghiệm xử lý trầy xước trên xe ô tô" của chúng tôi trong bài hôm nay, dự sẽ có HIỆU QUẢ lên tới 99%:

Xe ô tô bị xước

Bước 1. Xác định xem đó có phải vết xước hay  không

Đôi khi  chỉ là một vết bẩn nào đó bám trên bề mặt sơn xe, mà chúng ta lại nhầm tưởng là vết xước.

Khi phát hiện và nghi vấn, nên dùng khăn mềm ẩm, thử lau sạch, là có thể xác định được có phải là vết xước hay không.

Bước 2. Kiểm tra độ sâu của vết xước

Sau khi đã có kết quả chắc chắn rằng xe bạn có một vài vết trầy xước cần được xử lý, thì việc tiếp theo là cần xác định vết xước đó có sâu hay chỉ đơn giản là một vết nhỏ.

Khi xác định được độ nông sâu của vết xước, sẽ giúp tìm được phươn án thích hợp để khắc phục.

Xe có 4 lớp chính là: lớp sơn, sơn rồi tới sơn lót và thép. Với những vết xước chỉ hằn nhẹ trên lớp sơn xe, thì sẽ dễ dàng loại bỏ hơn

- Với những vết xước nhẹ nhỏ và nông: thông thường chúng ta thường hay cho qua vì nghĩ rằng chúng sẽ không làm ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên theo thời gian, những vết xước này sẽ ngày một xuất hiện nhiều hơn và là nơi bám bẩn cứng đầu, làm cho xe trông cũ kĩ. Vì thế cần xử lý ngay khi phát hiện.

Phương pháp xử lý: dùng khăn mềm và kem đánh răng, chà kem đánh răng lên vết xước, sau đó chuyển động tròn đều mục đích là che hết phần xước trên xe sẽ giúp làm mờ vết xước.

Kem đánh răng giống như một công cụ để chà nhám, nhưng nhẹ ngàng hơn, giúp xử lý các vấn đề về bề mặt không đều và đánh bóng, giúp cho bề mặt sạch sẽ hơn.

- Với những về xước sâu tới phần thép và rộng: nên đưa tới các trung tâm dịch vụ bảo dưỡng xe chuyên nghiệp. Hoặc tham khảo các bước xử lý dưới đây

>>Tham khảo thêm kỹ năng làm bóng cho bề mặt của xe ô tô taị: Hướng dẫn CHI TIẾT đánh bóng xe ô tô SÁNG NHƯ MỚI

Bước 3. Tổng hợp lại tất cả các vết xước trên xe

Trong khi di chuyển, khó để tránh khỏi các vết xước, và chúng cũng không cố định tại 1 vị trí, vì thế cần kiểm tra lại tổng thể xe, để tìm ra tất cả những vết xước, để tiến hành xử lý cùng  một lúc.

Bước này, sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều, khi cứ phải cách một thời gian lại phải xử vết xước này sang vết khác.

Vệ sinh xe

Bước 4: Rửa xe và lau khô

Trước khi xử lý vết trầy xước, cần rửa sạch bụi bẩn trên bề mặt xe, bởi bụi bẩn cũng là một trong những yếu tố gây trầy xước.

Đặc biệt ở vị trí xe bị trầy xước cần chú ý làm sạch, đảm bảo rằng không có bất kỳ một hạt bụi bẩn nào còn bám lại.

Để rửa xe sạch, nên dùng dòng máy xịt rửa cao áp, có thể tham khảo một số loại được sử dụng PHỔ BIẾN tại link sau: https://thietbig20.vn/may-rua-xe-cao-ap-may-bom-rua-xe

Máy rửa xe

Bước 5: Làm rõ vết xước

Cần chuẩn bị một tờ giấy nhám, sau đó làm ướt, quấn giấy nhám quanh một miếng mút để chà nhám.

Mài mờ sơn xe

Việc náy nhằm mục đíc làm rõ các phần xước mà chúng ta cần khắc phục.

Trong quá trình chà cần chú ý: Chỉ chà cùng chiều với vết xước, nếu bạn trà theo chiều khác nhau có thể khiến cho vết xước nặng thêm.

Bước 6: Làm sạch vị trí về xước thêm một lần nữa

Dùng nước sạch để xả lại một lần nữa tại vị trí vết xước, đảm bảo rằng sạch và khô. Có thể sử dụng loại khăn thiết kế sợi nhỏ để làm sạch và lau khô.

Có thể dùng các loại máy nén hơi để xì khô và làm sạch, sẽ đạt hiệu quả cao hơn là dùng khăn lau.

Tuyệt đối không sử dụng các loại khăn cũ, vì chúng có chứa rất nhiều bụi bẩn, không giúp làm sạch mà còn khiến vết xước trở nên tồi tệ hơn.

Bước 7. Đánh bóng làm mịn vết xước.

Sử dụng hỗn hợp chống trầy xước, thoa lên bề mặt bị xước để tiến hành đánh bóng lần 1.

Khi đã thoa dung dịch lên, thì dùng máy chà, lưu ý không nên để im một chỗ quá lâu, mà các bạn nên di chuyển từ từ theo chiều ngược với kim đồng hồ.

Dung dịch chống trầy xước cũng là 1 chất mài, giúp loại bỏ một chút hoặc nhiều bề mặt sơn đồng thời làm mịn bề mặt sơn, khiến bề mặt trông sáng bóng hơn.

Nên thực hiện nhanh chóng, bởi dung dịch này có thể khô trước khi bạn đánh xong. Đánh cho tới khi thấy vết xước mờ dần thì dừng lại.

>> Tham khảo các loại máy đánh bóng chuyên nghiệp tại Máy chà nhám đánh bóng

Bước 8: Tiếp tục rửa lại bằng nước sachh

Chuẩn bị một sô nước sạch cộng với khăn mềm, để loại bỏ hết lượng dung dịch chống trầy xước còn sót lại trên bề mặt sơn.

Việc vệ sinh phải được thực hiện ngay sau quá trình đánh bóng, tránh dung dịch để quá lâu sẽ bám chặt vào sơn và bạn sẽ phải gặp rắc rối nếu muốn loại bỏ.

Đánh bóng xe

Bước 9: Đánh bóng tạo độ bóng cho bề mặt sơn.

Sau khi đã vệ sinh xong, tiếp tục đánh bóng tại khu vực chầy xước. Sử dụng lượng chất sáp cộng với dung dịch làm bóng chất lượng tốt lên bề mặt, sau đó đánh bóng bằng một bộ đệm dụng cụ đánh bóng chuyên nghiệp.

Sau đó vệ sinh lại một lần nữa.

Lưu ý: Muốn cho chiếc xe của bạn lại bóng bẩy như mới, thì tốt nhất nên yêu cầu thợ sửa chữa khôi phục lớp sơn bóng trên bề mặt xe.

Với những vết xước nhẹ, dễ dàng xử lý các bạn có thể xử lý tại nhà bằng giấy nhá, cana. Tuy nhiên với những vết xước lớn và sâu, các phương pháo tại nhà có thể làm mờ vết xước đi rất nhiều nhưng không thể hết được, vẫn phải mang ra gara sơn lại nếu muốn hồi phục như ban đầu.

>> Tham khảo các địa chỉ chăm sóc, bảo dưỡng xe uy tín ở Hà Nội TẠI ĐÂY

 

 

Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.