Trong này, một xưởng sửa chữa ô tô có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau tới khách hàng như: sửa gầm, sửa chữa lốp, bảo dưỡng xe...tất cả những công việc trên nếu không được tiến hành đúng trình tự, hoặc tuân theo một số nội quy nhất định có thể sẽ tiểm ẩn những rủi ro cho bạn và đồng nghiệp.
Có thể bạn tự tin rằng mình là một người thợ lành nghề, hay tự tin vì bản thân đã làm nghề này lâu năm và nhận thấy chẳng có mối nguy hại nào ở đây cả. Nhưng đó là sự chủ quan của bản thân bạn, bởi công việc sửa chữa không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với các chất độc hại như dầu thải, chất tẩy rửa...
Hay các bạn làm thợ chuyên sửa chữa gầm đã biết cách phòng tránh cho mình khỏi những trường hợp như : bị xe đè, xe rơi khỏi giá đỡ... hay chưa?
Đó chính là lý do vì sao, các bạn đang làm việc trong xưởng sửa chữa ô tô nên đọc về những nội quy an toàn cho xưởng sửa chữa ô tô vừa là để có thêm kinh nghiệm, vừa đảm bảo an toàn cho chính bản thân các bạn.
1. Những lưu ý với công việc sửa chữa lốp xe
Nên sử dụng loại tay bơm có đồng hồ để đo áp suất lốp
Không thiếu gì các vụ gặp chán thương trong quá trình thay thế, sửa chữa lốp do xe rơi khỏi giá đỡ, hoặc do bơm lốp quá áp suất quy định khiến lốp xe bị nổ, xe bị rơi lốp ...
Để tránh các trường hợp xấu xảy ra, các bạn cần ghi nhớ những quy tắc sau:
- Để tránh trường hợp nổ lốp các bạn nên sử dụng vòi bơm khí đủ dài, đảm bảo khoảng cách giữa bạn và lốp xe.
- Các vòi bơm nên có khớp nối ngắt nhanh ở phần đầu tiếp xúc với lốp xe và ở vị trí của người trực tiếp vận hành. Cách này sẽ đảm bảo cho khớp nối không bị kẹt và áp lực khí có thể xả ra ở một vị trí làm việc an toàn.
- Nên bơm lốp xe trong lồng, hoặc bơm khi được cố định với mặt đắt hay có sự can thiệp của các thiết bị hãm.
- Để tránh tình trạng bơm lốp quá áp suất quy định, nên trang bị loại bơm có đồng hồ đo áp xuất.
2. Những lưu ý để phòng chống cháy nổ
Việc phòng chống cháy nổ trong xưởng là vô cùng cần thiết. Để hạn chế rủi ro này các bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Chỉ lưu trữ những chất dễ gây cháy như xăng, dầu , hóa chất ở mức tối thiểu.
- Các chất lỏng dễ cháy cần được để trong bình và đậy nắp kín, đặt tại những vị trí khô ráo, không có nguồn lửa.
- Không thực hiện các công việc sinh nhiệt như hàn hay cắt bằng nhiệt gần các khu vực có chứa vật liệu dễ bắt lửa.
- Đặc biệt, không sử dụng nhiên liệu pha loãng để đốt rác do nhiên liệu rất dễ bắt cháy và khó kiểm soát.
- Sau các quá trình thay dầu máy, sửa chữa bảo dưỡng, cần làm sạch các vết dầu loang, dọn dẹp bộ lộc dầu và sử dụng máy rửa xe áp lực để vệ sinh sạch sẽ lại toàn bộ xưởng.
- Nên sử dụng các dụng cụ nối đất cho phương tiện và các thiết bị hút xăng dầu.
- Trong xưởng, cần được trang bị sẵn bình chữa cháy cả dạng bọt và bột, và nhớ là phải biết thông thạo cách sử dụng bình chống cháy.
- Nếu trong xưởng có nhiều thợ, và nhiều công đoạn khác nhau, cần thông báo với đồng nghiệp về công việc mà mình đang làm, tránh những tiếp xúc và va chạm không cần thiết.
3. Những lưu ý quan trọng khi sửa chữa, bảo dưỡng phần gầm
Sửa chữa gầm xe cần chọn thiết bị nâng đỡ phù hợp
Nếu bạn là thợ chuyên gầm, thì cần nắm được những lưu ý sau, để bảo đảm an toàn cho bản thân trong công việc:
- Chọn lựa thiết bị thích hợp để nâng đỡ xe, như bộ kích nâng, mễ kê hay giá đỡ trục xe. Nếu chọn lựa thiết bị không phù hợp, rất dễ gặp phải tình trạng xe bị rơi, sập gầm, gây nguy hiểm.
- Khi sử dụng thiết bị nâng hạ xe như kích, giá đỡ cần đặt chúng ở các vị trí chắc chắn của xe. Nên tham khảo hướng dẫn chọn vị trí đặt kích xe ô tô như thế nào cho đảm bảo, nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong nghề.
- Trước khi sửa chữa, bạn nên kiểm tra, và chắc chắn rằng xe đã được khéo phanh tay và các bánh của xe đã được cố định.
- Kê giá đỡ và kích nâng trên bề mặt phẳng, không bị ghồ ghề để tránh việc trơn trượt, đổ, nghiêng khi thực hiện.
- Với trường hợp xưởng sửa chữa sử dụng cầu nâng 2 trụ thì cần đảm bảo: xe được nâng cách mặt đất 1m, hãy thử lắc xe trước khi nâng cầu cao hơn. Khi tháo rời, hay di chuyển các bộ phận nặng của xe, cần phải đảm bảo việc di chuyển đó không ảnh hưởng tới sự cân bằng của xe.
Trong trường hợp sửa chữa rơ mooc và toa lật hay buồng lái của các phương tiện, cần chắc chắn rằng các công cụ nâng đỡ bổ sung luôn có sẵn, tránh trường hợp rơ mooc hay là buồng lái bị rơi xuống.
4. Những lưu ý khi tiếp xúc với các chấy độc hại
Nếu phải tiếp xúc với các chất độc hai như dầu thải, xăng, dầu, hóa chất tẩy rửa, hay khí gas trong hệ thống điều hòa thì cần lưu ý một số điểm sau:
- Không tiếp xúc trực tiếp với khói xe sẽ tránh được các nguy cơ mắc bệnh phổi, kích ứng mắt...
- Không nên vận hành động cơ gần xưởng sẽ sinh khí thải độc hại, trong trường hợp bắt buộc thì nên giảm tối đa thời gian vận hành và sử dụng thiết bị hút khí thải của xe, hoặc mở cửa để lưu thông khí.
- Khi hút dầu thải bằng tay cần lưu ý: sử dụng găng tay chống chất, rửa sạch tay sau khi xong việc,...
- Đặc biệt, hệ thống phanh, bộ ly hợp và các bộ phận hàn nhiệt và gioăng làm kín của xe có chứa chất amiang, không tốt cho sức khỏe, do đó khi vệ sinh, bảo dưỡng bánh, cụm phanh, hãy sử dụng máy hút bụi chuyên dụng, còn không hãy sử dụng khăn ướt để vệ sinh.
- Tránh sử dụng máy hơi để thổi bụi hay sử dụng búa để đập vào trống phanh, những phương pháp này sẽ khiến cho bụi amiang bị phát tán trong không khí.
Mong rằng với một số chia sẻ trên, sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm về an trong trong công việc sửa chữa của mình.
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.