Tủ đồ nghề là một trong những vật dụng quen thuộc trong các xưởng sửa chữa và sản xuất, nhất là các cơ sở chuyên nghiệp. Tủ dụng cụ giúp tăng năng suất lao động và chuyên môn hóa quy trình làm việc, ngoài ra còn giúp tăng đáng kể tính thẩm mỹ của xưởng.
Nếu không có tủ đựng chuyên dụng, thì việc đồ nghề và dụng cụ bị vứt lung tung, vừa dễ thất lạc vừa gây mất thời gian trong khi làm việc, là chuyện thường xảy ra. Vì vậy, một trong những đầu việc được quan tâm khi thiết kế xưởng mới là chọn vị trí đặt và chọn loại tủ đựng dụng cụ đồ nghề phù hợp với nhu cầu và cách hoạt động của xưởng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin tổng thể để giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.
Các loại tủ đồ nghề phổ biến
Tủ kiểu nhiều ngăn kéo
Là dạng tủ dụng cụ đa dụng và phổ biến nhất, bởi tính thẩm mỹ cao và phân dụng cụ theo ngăn kéo cũng là cách phân loại được khách hàng ưa chuộng nhất.
Tủ có thể chỉ có một vài ngăn kéo, hoặc có tới trên 10 ngăn. Ngoài ra còn được phân thành: tủ không kèm đồ và tủ có kèm đồ.
- Tủ có kèm đồ, tức mặc định tủ được bán kèm vài chục đến vài trăm dụng cụ sửa chữa (cờ lê, mỏ lết, kìm, khẩu tuýp, v.v…) đặt sẵn trong tủ. Dạng tủ này thường có giá thành cao, nhưng trong nhiều trường hợp nó là lựa chọn tốt, giúp người mua tiết kiệm công đi gom đồ nghề. Ngoài ra, tủ còn có ưu điểm là bên trong các ngăn đều thiết kế sẵn vị trí đặt dụng cụ (Ví dụ: ngăn đặt khẩu tuýp sẽ có sẵn các lỗ để nhét khẩu tuýp).
- Tủ không kèm đồ, là dạng phổ biến hơn nhờ giá thành rẻ. Rất nhiều khách cũng không chuộng mua tủ kèm đồ, bởi họ muốn tự mình chọn đồ theo ý, hoặc tủ kèm đồ không đáp ứng được những loại dụng cụ mà họ sử dụng.
Tủ kiểu mở 2 cánh
Nhìn bề ngoài, dạng tủ này chỉ có 2 cánh cửa duy nhất, nhưng khi mở ra thì lại có rất nhiều ngăn và giá treo dụng cụ bên trong. Tủ thường có 5 ngăn chính dạng nằm, các giá treo đồ đặt trên cánh tủ, và các hộc để đồ cũng nằm trên cánh tủ.
Kiểu tủ này rất được ưa chuộng bởi ga-ra sửa chữa ô tô và xe máy chuyên nghiệp, bởi nó được thiết kế để phục vụ làm việc liên tục. Chỉ một thao tác mở cửa, là toàn bộ dụng cụ được bày ra để người thợ lựa chọn.
Xem thêm dòng sản phẩm khác mà thietbig20.vn phân phối tại đây: Giá cầu nâng ô tô
Tủ kết hợp mở cánh và ngăn kéo
Đúng như tên gọi, kiểu tủ này là sự pha trộn giữa thiết kế mở 2 cánh và nhiều ngăn kéo. Thường là sẽ có 3 đến 5 ngăn kéo và 1 ngăn mở cánh, vì vậy có thể chứa được rất nhiều loại dụng cụ với kích cỡ phong phú.
Một số người dùng thích thiết kế kết hợp này, vì họ có nhu cầu pha trộn giữa chứa dụng cụ nhỏ (hợp với ngăn kéo) và đồ đạc cỡ lớn (hợp với ngăn mở cánh).
Tủ với cách thiết kế này còn có một ưu điểm lớn nữa là giá thành thân thiện, hợp với túi tiền nhiều người dùng.
Xe đẩy dụng cụ
Xe đẩy dụng cụ là dạng tủ đựng dụng cụ có thiết kế rất đơn giản, đồ nghề được để lộ thiên và có tính lưu động rất cao. Một xe đựng đồ nghề thường sẽ có 3-4 ngăn chứa được xếp chồng lên nhau, có bánh xe và tay cầm để hỗ trợ di chuyển.
Xe dụng cụ rất được ưa chuộng bởi khách hàng có nhu cầu di chuyển đồ nghề thường xuyên quanh xưởng, hoặc bởi các anh thợ sửa chữa xe máy bởi nó đáp ứng yêu cầu về tính gọn nhẹ, dễ lấy đồ.
Xe đựng đồ nghề còn có một vài biến thể:
Kiểu kết hợp với ngăn kéo, tức là ngoài các ngăn chứa lộ thiên thì xe còn có thêm ít nhất 1 ngăn kéo để chứa đồ quan trọng hơn.
Kiểu dùng khay chứa tháo rời được, tức là thay vì là các ngăn chứa được hàn chết vào khung, xe sẽ có nhiều khay đựng có thể nhấc ra, đặt vào theo ý muốn. Nếu khay thiết bằng Inox, thì còn có thể kiêm luôn chức năng súc rửa chi tiết bằng tay.
Thùng và hộp đựng đồ nghề
Được thiết kế với mục đích giúp di chuyển đồ nghề từ nơi này sang nơi khác (không chỉ là trong xưởng) dễ dàng và tiện dụng nhất có thể.
Thùng đồ nghề rất phong phú về chủng loại và giá thành. Có loại thiết kế đơn giản, chất liệu nhựa, giá thành rẻ. Có loại thiết kế phức tạp, chứa nhiều đồ, chất liệu kim loại, và đương nhiên giá thành cao hơn đáng kể.
Giá treo đồ nghề và kệ để dụng cụ
Về cơ bản, giá treo dụng cụ là các loại giá treo, kệ hoặc tủ nhỏ cho phép người dùng treo và đặt dụng cụ lên cao. Các loại giá kệ này có thể là loại sinh ra để ốp vào tường, hoặc là loại kết hợp với khung gầm di chuyển được.
Đây là lựa chọn lý tưởng nếu bạn đang muốn tăng tính thẩm mỹ và độ chuyên nghiệp của xưởng lên một mức. Tuy nhiên, việc triển khai giá và kệ dụng cụ cần được tính toán kĩ lưỡng, bởi việc thay đổi sau khi đã hoàn thiện sẽ không dễ dàng như với các loại tủ đặt sàn thông thường.
Những điểm cần lưu ý khi mua tủ đồ nghề
Độ dầy của sắt thép: 1.0-1.4mm là độ dầy thường thấy của các loại tủ dụng cụ chất lượng tốt. Nếu tủ có độ dầy dưới 1mm, thì có nghĩa là nhà sản xuất cắt giảm quá đáng, chất lượng tủ thường không tốt.
Chất lượng sơn: Có sơn thường và sơn tĩnh điện. Tủ được sơn tĩnh điện sẽ có nước sơn đẹp và bền hơn rất nhiều. Giá thành của tủ sơn tĩnh điện thường cao hơn, nhưng đáng tiền.
Nguồn gốc: Tủ bán phổ biến ở Việt Nam thường được sản xuất tại Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam.
- Hàng Đài Loan có chất lượng khác biệt, nhưng giá cũng cao hơn rất nhiều, vì vậy thường chỉ được lựa chọn bởi các xưởng cao cấp. Và nếu đang tìm mua tủ kèm đồ nghề, thì bạn nên chọn hàng Đài Loan vì chất lượng các dụng cụ kèm theo tủ cao hơn so với đồ Trung Quốc rất nhiều. Chất lượng sắt thép Trung Quốc đủ tốt để sản xuất tủ, nhưng chưa đủ để sản xuất dụng cụ (các loại tool nói chung) vào thời điểm hiện tại.
- Hàng Trung Quốc và Việt Nam có mặt bằng chất lượng tương đương, chọn loại nào cũng được, và hãy lưu ý đến yếu tố độ dầy và chất lượng sơn.
Thiết kế: Như đã liệt kê ở phần trên, hãy chọn tủ có thiết kế phù hợp với nhu cầu riêng của bạn. Điều quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm là tủ có thực sự giúp tăng năng suất lao động của xưởng không.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hoặc cần tư vấn về tủ đựng đồ nghề sửa chữa phù hợp với nhu cầu cá nhân, xin đừng ngần ngại liên hệ ngay với Thiết Bị G20 để được tư vấn chu đáo nhất. Dịch vụ tư vấn của Thiết Bị G20 là hoàn toàn miễn phí.
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.