Hiện nay trên thị trường Việt Nam, cầu nâng hai trụ đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhờ công nghệ sản xuất cải thiện, cầu nâng ô tô 2 trụ giờ đây đã có sức nâng khỏe và độ bền cao, không thua kém gì cầu nâng 4 trụ.
Trong đó, cầu 2 trụ thiết kế đối xứng chiếm tới 90%. Phần còn lại là kiểu cầu bất đối xứng, thường gặp ở các hãng cầu cao cấp đến từ Châu Âu hoặc Mỹ.
Các nhân viên kinh doanh thường tư vấn khách rằng cầu bất đối xứng là biểu hiện của hàng cao cấp, hiện đại. Đây là cách tư vấn không thật tâm, thậm chí đôi khi mang tính lừa phỉnh khách hàng. Bài viết này mong muốn làm rõ đặc thù và mục đích của hai loại cầu này, từ đó hi vọng giúp khách hàng có lựa chọn tối ưu nhất khi chọn mua cầu nâng ô tô.
Cầu nâng 2 trụ đối xứng
Thiết kế của cầu nâng 2 trụ kiểu đối xứng.
- Cầu nâng 2 trụ đầu tiên trên thế giới có thiết kế đối xứng. Phù hợp nhất làm việc với xe to và dài, ví dụ như xe SUV, xe bán tải. Cũng phù hợp với các loại xe con nói chung.
- Bốn tay nâng có chiều dài bằng nhau.
- Hai trụ được đặt đối xứng hoàn toàn với nhau.
- Tải nâng được phân bố 50/50 ở mặt trước và sau cầu.
- Có thể thiết kế dạng giằng trên (cầu cổng) hoặc giằng dưới (cầu thường).
- Với các loại xe con tiêu chuẩn, cửa xe thường sẽ nằm thẳng hàng với trụ cầu, dẫn đến gây khó khăn cho việc mở cửa xe. Để khắc phục việc này, khách hàng nên mua cầu có chiều rộng trong lòng tối thiểu 2.8 mét, tối ưu là 3-3.1 mét.
- Với các loại xe to, cửa xe thường sẽ nằm phía trước trụ cầu, nên việc mở cửa sẽ rất dễ dàng.
Xe 9 chỗ trên cầu nâng kiểu đối xứng.
Cầu nâng 2 trụ bất đối xứng
Thiết kế thường thấy ở cầu nâng ô tô 2 trụ bất đối xứng.
- Được phát minh muộn hơn tại Châu Âu, chủ yếu để làm việc với các loại xe con nhỏ, nhẹ vốn rất phổ biến tại châu lục này.
- Hai tay nâng phía trước cầu được thiết kế ngắn hơn so với hai tay nâng phía sau cầu (1 cặp tay nâng ngắn đi với 1 cặp tay nâng dài).
- Trước khi xe vào, cả bốn tay nâng cần được xoay “nhìn về phía sau cầu”. Đây là lý do tại sao cầu nâng 2 trụ bất đối xứng chỉ có ở dạng giằng trên. Cầu nâng giằng dưới không cho phép việc xoay tay nâng như vậy.
- Cần căn chỉnh sao cho 30% tiết diện xe nằm ở mặt trước cầu, 70% nằm ở mặt sau. Tức tải nâng được phân bố 30/70.
- Tải được dồn về phía tay dài (phía sau cầu). Để khắc phục, nhà sản xuất thường “xoay” trụ cầu để làm cho tâm trụ nằm gần về phía tay dài hơn, giúp cải thiện sức nâng ở đây.
- Cách làm “xoay” trụ cầu có nhược điểm là làm giảm chiều rộng thông xe, tuy nhiên vẫn được tận dụng bởi nhiều nhà sản xuất bởi chi phí rẻ. Có những nhà sản xuất lựa chọn phương án đắt tiền hơn, đó là gia cố thân cầu, nâng cấp bộ phận nâng tải, lắp đặt tay nâng dày dạn hơn. Đây là điều khách hàng cần cân nhắc khi chọn mua cầu bất đối xứng.
Một số cầu bất đối xứng có trụ cầu được thiết kế xoay 30 độ.
- Với các loại xe con tiêu chuẩn, cửa xe thường sẽ nằm lệch so với trụ cầu, cho phép mở cửa xe dễ dàng.
- Với các loại xe to, không nên dùng với cầu kiểu bất đối xứng vì vấn đề lệch tải (quá nhiều tải được dồn về phía sau cầu). Một vấn đề khác là cửa xe sẽ nằm thẳng hàng với trụ cầu (như hình dưới). Nếu cố ý dùng, cầu phải là loại lòng rộng, có sức nâng tiêu chuẩn lớn.
Xe con trên cầu nâng 2 trụ bất đối xứng. Có nhiều khoảng trống để mở cửa xe.
Xe bán tải được nâng trên cầu thủy lực 2 trụ bất đối xứng. Khả thi nhưng không tối ưu.
Tìm hiểu thêm về các dòng sản phẩm cầu nâng được thiết bị phân phối tại đây : http://thietbig20.vn/cau-nang-o-to-2-tru
Mọi thông tin thắc mắc và cần tư vấn, vui lòng liên hệ:
Thiết bị G20 - Kênh phân phối thiết bị sửa chữa ô tô xe máy trực tuyến trực thuộc công ty TNHH TBCN Trường Sa
Chi nhánh Hà Nội: 0966 709 119 - 0981 198 178 - 0964 395 665
Chi nhánh Sài Gòn: 0934154357 - 0938422135
Địa chỉ: Số 6, ngõ 15, đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, Hà Nội (cách bến xe Nước Ngầm 500m).
Email: thietbig20@gmail.com (Hà Nội) và thietbig20.sg@gmail.com (Sài Gòn)
Facebook: https://www.facebook.com/thietbig20
Website: thietbig20.vn - maynenkhipro.vn
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.