Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Yên: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Hoài: 0931790135

So sánh bàn nâng xe máy dùng khí nén và dùng điện - thủy lực

đánh giá (0 đánh giá)

Hiện nay, các phương tiện xe cộ, đặc biệt là xe máy phát triển rất nhanh chóng để có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Chính bởi vậy mà các dịch vụ chăm sóc sửa chữa xe máy cũng cùng với đó mà phát triển ngày một nhiều. Để khẳng định sự chuyên nghiệp trong việc chăm sóc sửa chữa và bảo dưỡng xe máy, các tiệm sửa xe đã và đang trang bị cho mình những thiết bị hiện đại để có thể tiết kiệm được thời gian sửa chữa và nâng cao chất lượng làm việc của mình. Trong các thiết bị chăm sóc xe máy đó, chúng ta không thể không nhắc đến bàn nâng xe máy.

Trên thị trường hiện nay, bàn nâng xe máy có rất nhiều chủng loại và mẫu mã. Với bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn cái nhìn tổng quan về hai loại bàn nâng chính hiện nay: Đó là bàn nâng xe máy dùng khí nén và bàn nâng xe máy dùng điện - thủy lực.

 

1. Bàn nâng xe máy dùng khí nén (hay còn gọi là bàn nâng xe máy dùng hơi):

  • Có tốc độ nâng rất nhanh. Tuy nhiên, tốc độ hạ thường chậm hơn đáng kể.
  • Cần có máy nén khí để hoạt động, nên cần có sự tính toán kĩ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng.

Bàn nâng xe máy dùng khí nén cần có máy nén khí để có thể hoạt động

  • Không có chi tiết điện, vì vậy có thể làm việc ở môi trường ẩm thấp, hoặc môi trường nhạy cảm về an ninh phòng cháy (nhà máy hóa chất, vải vóc, v.v…)

Khi mất điện:

  • Lên được nếu còn hơi trong máy nén khí/bình tích khí.
  • Xuống bình thường, bởi bàn nâng khí nén 100% phải có cơ cấu xả hơi.

Bàn nâng xe máy dùng khí nén có cơ cấu đơn giản. Bộ phận quan trọng nhất là bóng khí có tuổi thọ 4-6 năm và có thể thay thế dễ dàng.

Bóng khí của bàn nâng xe máy dùng khí nén là một bộ phận quan trọng của sản phẩm

Giá thành của bàn nâng xe máy dùng hơi cũng dễ chịu hơn so với bàn nâng dùng điện - thủy lực, đặc biệt là ở phân khúc nâng hạng nặng.

 

2. Bàn nâng xe máy dùng điện - thủy lực:

  • Nâng hạ với tốc độ trung bình. Ít có chênh lệch tốc độ giữa nâng và hạ.
  • Phổ biến, dễ mua, dễ dùng. Cắm điện là chạy.
  • Hoạt động phụ thuộc vào điện và dầu thủy lực, nên bị coi là không phù hợp làm việc trong môi trường yêu cầu an ninh phòng cháy nghiêm ngặt.

Bàn nâng xe máy điện/thủy lực hoạt động phụ thuộc vào điện

Khi mất điện:

  • Lên được nếu bàn nâng có trang bị cơ cấu đạp chân. Bàn nâng điện đặt chìm thường không có đạp chân.
  • Xuống được nếu bàn nâng có trang bị cơ cấu xả dầu. Nếu không thể xả dầu, khách hàng có thể phải ""khiêng xe xuống"" nếu mất điện.

Cơ cấu chủ yếu gồm:

  • Bơm dầu thủy lực, kèm mô tơ
  • Kích nâng. Một số bàn nâng chất lượng cao sẽ dùng ty nâng (xi-lanh thủy lực) chuyên dụng

Một số bàn nâng thủy lực cần dùng đến xi lanh thủy lực

Bàn nâng xe máy dùng điện - thủy lực có giá thành trung bình. Tuy nhiên sản phẩm này có giá tăng rất cao ở phân phúc nâng hạng nặng.

 

Bạn có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm bàn nâng xe máy chính hãng của chúng tôi tại: http://thietbig20.vn/ban-nang-xe-may

Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất về sản phẩm nhé:

Thiết bị G20 - Kênh phân phối thiết bị sửa chữa ô tô xe máy trực tuyến trực thuộc công ty TNHH TBCN Trường Sa

Chi nhánh Hà Nội: 0966 709 119 - 0981 198 178 - 0964 395 665

Chi nhánh Sài Gòn: 0934154357 - 0938422135

Địa chỉ: Số 6, ngõ 15, đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, Hà Nội (cách bến xe Nước Ngầm 500m).

Email: thietbig20@gmail.com (Hà Nội) và thietbig20.sg@gmail.com (Sài Gòn)

Facebook: https://www.facebook.com/thietbig20

Website: thietbig20.vn - maynenkhipro.vn

Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.