Cầu nâng là một dòng sản phẩm không thể thiếu trong các trạm sửa xe ô tô chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trên thị trường lại có nhiều loại cầu nâng ô tô khác nhau, mỗi loại đều có ứng dụng cụ thể trong ga-ra sửa chữa. Người mua cần hiểu rõ tính năng, ưu nhược điểm của mỗi dòng cầu để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho công việc của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích về 3 loại cầu nâng xe phổ biến trong các ga-ra sửa chữa và chăm sóc xe ô tô.
Cầu nâng ô tô 2 trụ
Cầu nâng 2 trụ giằng dưới
- Nhận biết rất dễ như tên gọi, kiểu cầu này có 2 trụ nâng. Xe sẽ đi vào giữa 2 trụ và được nâng bởi bốn tay nâng luồn dưới gầm xe.
- Phân thành hai thiết kế khác nhau: cầu giằng dưới (còn gọi là cầu đế dưới) và cầu giằng trên (còn gọi là cầu cổng). Xem thêm: So sánh cầu nâng 2 trụ giằng trên và giằng dưới.
- Ngoài ra còn phân thành thiết kế đối xứng và bất đối xứng. Xem thêm: So sánh cầu nâng 2 trụ đối xứng và bất đối xứng.
- Là lựa chọn lý tưởng cho các ga-ra sửa chữa ô tô thông dụng tính đa dụng, cho phép người thợ tiếp cận hoàn toàn khung gầm, từ đó làm việc với động cơ, hộp số, hệ thống xả, v.v... Ngoài ra, cầu 2 trụ còn làm tốt các việc khác như thay lốp, sửa phanh, thay dầu.
- Có chi phí thấp và chiếm ít diện tích xưởng. Vì vậy, một ga-ra có nhiều cầu 2 trụ là chuyện thường thấy.
Cầu nâng 2 trụ giằng trên
Cầu nâng 4 trụ
- Là kiểu cầu có 4 trụ chính ở bốn góc và 2 bàn dẫn để xe đi lên. Cầu sẽ nâng toàn xe trong khi 4 bánh vẫn đậu bình thường trên bàn dẫn.
- Nhờ thiết kế 4 trụ, dòng cầu này có sức nâng tối đa vượt trội. Phiên bản cỡ lớn có thể có sức nâng lên tới 18-20 tấn.
- Thiết kế bàn dẫn cho phép đưa xe lên dễ dàng, vì vậy rất tiện cho hoạt động kiểm tra xe và thay dầu.
- Xe đậu trên bàn dẫn, nên người dùng khó tiếp cận hệ thống treo, bánh xe, và phanh. Tuy nhiên, nếu đầu tư thêm kích phụ thì nhược điểm này được giải quyết hoàn toàn. Ngoài ra, với dòng cầu nâng 4 trụ 2 tầng thì nhược điểm này cũng không tồn tại.
- Cũng vì xe đậu trên bàn dẫn, áp lực lên hệ thống treo là không có. Vì vậy cầu bốn trụ có khả năng giữ xe ở trên cao trong thời gian dài, rất phù hợp với ứng dụng lưu trữ xe gia đình và thương mại.
Cầu nâng 4 trụ
Cầu nâng cắt kéo
- Còn gọi là cầu nâng chữ X hoặc cầu nâng kiểu xếp. Dòng cầu này rất khác biệt do có cơ cấu khung nâng hạ nhìn như kéo cắt.
- Cầu nâng bụng, móng chìm: Là kiểu cầu cắt kéo thông dụng nhất, luôn gặp trong các cửa hàng lốp. Loại cầu này có thiết kế gọn, ít chiếm diện tích xưởng và có tính thẩm mỹ cao. Quy trình làm việc là xe đi vào, căn chỉnh sao cho bụng xe (phần gầm nằm giữa bốn bánh) khớp với bàn nâng của cầu, là có thể nâng xe lên ngay. Chính sự tiện dụng này khiến cho cầu cắt kéo rất được ưa chuộng trong các ga-ra làm lốp, thay dầu.
Cầu cắt kéo nâng bụng, móng chìm
- Cầu nâng bụng, móng nổi: Tương tự như loại cầu trên. Nhưng có móng nổi trên mặt sàn, giúp cho người sử dụng có thể di chuyển cầu khi cần.
Cầu nâng cắt kéo nâng bụng, móng nổi
- Cầu bản rộng, nâng toàn xe: Là kiểu cầu cắt kéo cỡ lớn, có khả năng nâng toàn bộ xe, có thể là móng chìm hoặc nổi. Kiểu cầu này chủ yếu được sử dụng kết hợp với máy cân chỉnh thước lái (cân chỉnh độ chụm, góc đặt bánh xe). Thường có thiết kế 2 tầng nên vẫn hỗ trợ tốt công việc làm lốp và thay dầu. Cầu cắt kéo bản rộng là dấu hiệu nhận biết của cửa hàng làm lốp cao cấp.
Cầu nâng cắt kéo nâng toàn xe
Nếu gần tư vấn thêm về cầu nâng xe ô tô hay các giải pháp nâng xe, xin đừng ngần lại liên hệ với Thiết Bị G20 – Công ty Trường Sa để được tư vấn chu đáo nhất.
Cần tư vấn mua cầu nâng
cảm ơn anh,nhân viên bên em sẽ liên hệ với anh ạ