Cầu nâng 2 trụ giúp người thợ có không gian để thực hiện các công việc sửa chữa ô tô từ đơn giản tới phức tạp nhất, mà những thiết bị nâng cơ bản như kích, giá đỡ không thể làm được. Kiểu cầu này cho phép tiếp cận toàn bộ khung gầm xe, những đầu việc như thay dầu, lắp đặt hệ thống xả, v.v… trở nên đơn giản hơn nhiều.
Hiểu rõ cách sử dụng cầu 2 trụ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động. Nếu sử dụng sai cách, người vận hành cầu nâng rất dễ gây ra sự cố và tai nạn. Trong bài viết này chúng tôi đem tới bạn đọc chi tiết hơn về cách lắp đặt cầu nâng cũng như vận hành cầu nâng ô tô đúng kỹ thuât.
TÓM TẮT NỘI DUNG |
Quy trình lắp đặt cầu nâng ô tô 2 trụ
-
Xác định vị trí lắp đặt
Để tiến hành lắp đặt cầu nâng 2 trụ bạn phải chuẩn bị ít nhất diện tích và kích thước sau để tiến hành lắp đặt và đem thiết bị vào sử dụng.
Diện tích tối thiểu để lắp đặt cầu nâng 2 trụ theo tiêu chuẩn sửa chữa ( R x D ): 4 x 7 m. Tâm móng cầu phải cách nhau 2870 mm và cách tường 1000 mm đối với cột đặt mô tơ và 800 mm cho cột còn lại.
Bản vẽ móng cầu 2 trụ
-
Làm nền móng cầu nâng
Tiến hành xác định vị trí lắp cầu nâng tiếp theo các bạn đào 2 hố móng với kích thước 1 x 1 x 1 m và 2 tâm cách nhau 2870 mm.
Theo tiêu chuẩn các nhà sản xuất cầu nâng ô tô 2 trụ diện tích 2 hố móng là: 0.6 m3 nhưng thông thường mọi người làm luôn 1 m3 cho an toàn (tốn kém vật liệu xây dựng).
Đào móng xong tiến hành đổ bê tông theo tiêu chuẩn MAC P250.
Chú ý: Chỉ đổ 1 lớp lên bề mặt, không nên đổ nhiều lớp, bê tông 2 bên móng phải đồng phẳng, đánh dấu 2 vị trí tâm móng.
Trường hợp bề móng ngoài trời thì nên để đợi tầm 7 – 9 ngày để bê tông khô hẳn mới tiến hành lắp đặt cầu nâng 2 trụ
Đối với móng cầu trong nhà có mái che thì phải đợi từ 10 - 15 ngày mới được lắp cầu.
Trường hợp để rút ngắn thời gian chờ đợi các bạn có thể sử dụng thêm phụ gia đông kết nhanh cho vào vê tông trướt khi đố xưởng móng.
-
Lắp đặt cầu nâng 2 trụ
Sau khi bê tông đã khô tiếp đến là cho dựng 2 trụ cầu nâng hiệu chỉnh lại sau cho đúng tâm móng đã xác định ban đầu
Dùng mũi khoan 16 mm khoan 12 lỗ để bắt tắc kê ( nở )
Đóng tắc kê
Vệ sinh 2 ty ben
Vô mỡ bò 2 bên các khóa hãm ( lock )
Cân cáp và thử tải.
Xem thêm các dòng sản phẩm cầu nâng ô tô 2 trụ mới nhất tại đây: http://thietbig20.vn/cau-nang-o-to-2-tru
Quy trình, kỹ thuật nâng và hạ cầu nâng ô tô
Quy trình nâng cầu tiêu chuẩn
- Kiểm tra và đảm bảo rằng cầu đã hạ hết mức.
- Đưa tay nâng về vị trí song song với thân xe, tạo lối xe cho xe đi. Đồng thời đảm bảo rằng không có vật cản ở trong lòng cầu. Tay nâng đối xứng và bất đối xứng có cách sử dụng khác nhau. Tham khảo thêm: Sự khác nhau giữa cầu nâng 2 trụ đối xứng và bất đối xứng.
- Đưa xe vào vị trí giữa hai cột cầu. Lưu ý vấn đề cân bằng tải nâng, không phải lúc nào cũng đặt xe ở tư thế 50/50 (50% xe ở trước hai cột, 50% ở sau hai cột). Ngoài ra, nếu xác định trước rằng việc nâng xe là để tháo bỏ một chi tiết lớn của xe, hãy tính toán cân bằng tải cho trường hợp xe đã tháo chi tiết đó.
- Xác định các vị trí đặt pad đỡ phù hợp bên dưới gầm xe. Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật về xe nếu không nắm rõ. Không nên đặt pad đỡ ở các chi tiết dễ bung như rocker panel ở hông xe.
- Đưa tay nâng vào dưới gầm xe và đảm bảo rằng pad đỡ tiếp xúc chuẩn với các vị trí đã xác định ở trên. Một số loại cầu có tay nâng thiết kế bất đối xứng, hoặc tay nâng có thể điều chỉnh độ dài. Với các loại cầu này, hãy điều chỉnh tay nâng sao cho phù hợp với chiều dài xe và cân bẳng tải của xe.
- Giật cóc hoặc bấm nút khởi động để bắt đầu nâng xe. Khi xe đã lên cao khoảng 15-20cm so với sàn, dừng lại và nhấn thử phần mui xe và đuôi xe. Nếu pad đỡ bật ra khỏi vị trí ban đầu, hoặc xe có dấu hiệu không vững, hạ xe và điều chỉnh tay nâng/pad đỡ sao cho phù hợp.
- Nâng xe đến vị trí mong muốn. Trước khi bắt đầu làm việc, hạ xe một chút sao cho bộ phân nâng tải nằm ngay trên hệ thống khóa an toàn (khóa an toàn đóng lại).
Xe trong ảnh được đặt rất lệch so với 2 trụ cầu. Nhưng đây lại là cách cân bằng tải chuẩn với dòng xe này, và với loại cầu này (cầu có tay nâng bất đối xứng).
Quy trình hạ cầu tiêu chuẩn
- Dọn dẹp nhằm đảm bảo rằng bên dưới xe không có vật cản. Đây là một bước cơ bản, nhưng ngay cả những người thợ dầy dạn cũng có thể quên và gây sự cố.
- Nâng xe một chút để mở khóa an toàn. Sau đó tiến hành hạ xe dần xuống sàn.
- Điều chỉnh các tay nâng về vị trí song song với thân xe, vuông góc với cầu.
- Lái xe ra khỏi lòng cầu.
Lưu ý với cầu dùng điện 3 pha 380V: Hết ngày làm việc, nên giữ tay nâng cao hơn với sàn khoảng 30-40cm để tránh hư hỏng cầu khi lưới điện đảo pha.
Đảm bảo rằng trong lòng cầu không có vật cản khi đưa xe ra/vào và lên/xuống.
Một số thông lệ tiêu chuẩn khi sử dụng cầu nâng
- Không nâng vượt quá tải trọng khuyến nghị của cầu.
- Đặc biệt lưu ý đến vấn đề cân bằng tải. 90% sự cố rơi xe không phải do lỗi của cầu, mà do người vận hành cân bằng tải không hợp lý.
- Không được để người chưa qua đào tạo sử dụng cầu.
- Không tự ý thay đổi kết cấu của thiết bị mà không có sự tham vấn của đơn vị cung cấp.
- Lập tức ngưng sử dụng, hạ cầu nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như tiếng động lạ, xe mất thăng bằng, rò rỉ dầu, hư hỏng cơ khí nhìn thấy được, v.v…
- Không nâng khi có người trong xe. Ngoài vấn đề phi an toàn lao động, có người trong xe cũng gây tác động làm thay đổi cân bằng tải xe.
- Không đứng bên dưới xe trong quá trình nâng.
- Thực hiện bảo dưỡng định kỳ, đúng tiêu chuẩn.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng cầu nâng 2 trụ
Xem thêm một số sản phẩm cầu nâng ô tô 2 trụ đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay
Trên đây là các bước sử dụng cầu nâng ô tô tiêu chuẩn mà người sử dụng cầu nâng ô tô 2 trụ cần tuân thủ nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành. Nếu cần hỗ trợ thêm, xin đừng ngần ngại liên hệ với Thiết Bị G20 – Công ty Trường Sa để được trợ giúp.
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.