Sử dụng kích thủy lực và con đội nâng ô tô là kỹ năng cơ bản mà người thợ làm lốp, thợ ga-ra, thậm chí là người dùng xe gia đình phải nắm rõ để đảm bảo an toàn cho cả xe và bản thân.
Bài viết này sẽ đi sâu vào vấn đề lựa chọn chuẩn xác điểm nâng xe, chính là vị trí đặt pad đỡ của kích và mễ kê dưới gầm xe, một vấn đề mà người mới sử dụng kích thủy lực thường gặp nhiều khó khăn.
Nhận biết các điểm nâng cơ bản cho kích và mễ kê
Về cơ bản, dưới gầm xe ô tô sẽ có những điểm nâng chuyên dụng cho kích và điểm nâng chuyên dành cho mễ kê, như hình trên miêu tả. Ngoài ra còn có những điểm nâng có thể được dùng cho cả hai. Cụ thể:
- Điểm màu xanh dương: Chuyên dành cho kích cá sấu. Đây là một trong những điểm nâng cơ bản của ô tô, 99% xe con có chung điểm nâng này.
- Điểm màu xanh lá: Lý tưởng để đặt mễ kê theo cặp. Hãy tìm đúng điểm có hình dạng khớp với phần đỡ (thường lõm xuống) của mễ kê.
- Điểm hai màu: 4 điểm ở bên hông xe thường được dùng nhiều nhất cho mễ kê, nhưng đôi khi cũng được sử dụng cho kích nâng. 2 điểm ở đuôi xe thì thường dành cho kích (tương xứng với điểm ở đầu xe), nhưng có thể áp dụng tốt cho mễ kê.
Nguyên lý cần tuân thủ khi chọn điểm nâng là phải tìm vị trí có độ cứng cao và có bề mặt phù hợp với phần đỡ của kích thủy lực và mễ kê. Nếu do dự, hãy tham khảo kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc nhờ sự tư vấn của bộ phận chăm sóc khách hàng từ hãng xe. Khi mua xe mới, thường thì trong xe sẽ có sẵn một kich o to mini và hướng dẫn sử dụng chi tiết.
Tại sao phải dùng mễ kê?
Câu trả lời rất đơn giản, kích thủy lực thường chỉ được thiết kế cho mục đích nâng xe tạm thời, bởi nó không có hệ thống hãm an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố.
Về nguyên tắc, kích nâng thủy lực chỉ có nhiệm vụ nâng xe trong thời gian ngắn, còn mễ kê mới là thiết bị đảm nhận nâng trong thời gian dài. Còn với ga-ra chuyên nghiệp, họ sẽ dùng cầu nâng ô tô để tối ưu tốc độ làm việc, đồng thời giảm thiểu rủi ro an toàn.
Một số thợ làm lốp thường bỏ qua công đoạn chèn mễ kê khi thực hiện thay lốp xe. Đây là việc làm đi ngược với nguyên tắc an toàn và có thể dẫn đến rủi ro bất cứ lúc nào.
Ví dụ cụ thể về nâng xe bằng kích và đặt mễ kê
Bước 1: Dùng kích thủy lực cá sấu để nâng góc xe đầu tiên. Trong trường hợp cụ thể này, điểm được chọn ở ngay dưới hông bên phải, phía sau bánh trước, nằm phía trong rocker panel một chút.
Xem thêm bài viết: Hướng dẫn sử dụng kích nâng ô tô.
Bước 2: Đưa mễ kê thứ nhất vào điểm nâng gần kích thủy lực nhất, chính là 1 trong 2 điểm xanh lá.
Bước 3: Chọn điểm nâng thật khớp với phần đỡ trên mễ kê nhằm tối ưu độ vững chãi. Điều chỉnh chiều cao mễ kê lên sát nhất có thể so với điểm nâng. Sau đó thực hiện thao tác khóa mễ kê.
Bước 4: Hạ kích và đưa kích ra khỏi xe. Lúc này mễ kê thứ nhất đã chịu hoàn toàn trách nhiệm nâng 1/4 xe.
Bước 5: Lặp lại quy trình nâng kích thủy lực và đặt mễ kê thứ hai vào điểm nâng cũng ở bên dưới hông xe bên phải, ngay trước bánh sau. Sau đó đưa kích ra, và nửa bên phải xe đã được nâng bởi 2 mễ kê.
Bước 6: Sang phần bên trái xe. Lặp lại quy trình để đưa vào 2 mễ kê nữa, cũng chia thành ở phía trước và phía sau xe.
Bước 7: Khi 4 mễ kê đã vào vị trí. Thử dùng tay rung lắc xe một chút để kiểm chứng độ vững chãi. Nếu cảm thấy chưa yên tâm thì cần chủ động điều chỉnh điểm nâng. Sau khi hoàn thành, bạn có thể thoải mái làm việc với xe!
Mỗi mễ kê thường có sức nâng 3 tấn, nên phương án dùng 4 mễ kê như trên để nâng toàn xe là rất an toàn nếu đặt chuẩn điểm nâng. Đây là một trong những cách tiêu biểu để nâng toàn xe mà không dùng đến thiết bị đắt tiền như cầu nâng 2 trụ hoặc cầu nâng 4 trụ.
Nếu gần tư vấn thêm về thiết bị nâng ô tô hay giải pháp nâng xe, xin đừng ngần ngại liên hệ với Thiết Bị G20 – Công ty Trường Sa để được tư vấn chu đáo nhất.
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.