Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Đại: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Tấn: 0931790135

Cách xử lý hiện tượng vô lăng bị lệch, hiệu quả đến 99,9%

đánh giá (0 đánh giá)

Vô lăng lệch sẽ khiến cho bạn bị mất lái và có khá nhiều tai nạn thương tâm xả ra do vấn đề này. Chính bởi vậy, nếu như vô lăng xe của bạn bị hỏng thì hãy tiến hành xử lý ngay nhé.

 

Hiện tượng vô lăng bị lệch

 

Hiện tượng vô-lăng lệch thường do rất nhiều nguyên nhân và hiện tượng này thường đi kèm với hiện tượng xỉa lái. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể xử lý vô lăng bị lệch ngay tại nhà bằng 2 cách sau đây.

Dưới đây là cách giải quyết cả 2 trường hợp vô-lăng bị lệch theo từng trường hợp cụ thể.

Sau khi bạn chạy xe một thời gian, bạn bỗng phát hiện ra vô-lăng bị lệch. Vô-lăng lệch tức là kể cả khi bạn không hề tác động thì vô lăng vẫn tự xoay nhẹ sang 1 bên và điều này sẽ khiến cho xe chạy đường cong chứ không phải chạy đường thẳng. Trong trường hợp bạn muốn chạy thẳng, bạn cần phải ghì chặt vô lăng. Điều này sẽ tạo ra cho bạn nhiều điều khó chịu.

1. 3 nguyên nhân chính khiến cho vô lăng bị lệch:

Nếu như bạn thấy rằng vô-lăng của xe bị lệch thì có thể xe của do một số lí do sau:

- Do xe bị va chạm: Khi xe của bạn gặp phải va chạm thì điều này có thể khiến cho rô-tuyn của xe bị lệch, chính bởi vậy mà vô lăng xe cũng bị lệch theo.

- Do lốp xe không được cân đều: Có nhiều trường hợp việc vô-lăng là do một trong những lốp xe hoặc là  2 bên lốp bị mòn. Điều này khiến cho chiều cao của xe không được đồng đều. Thật may mắn là thông thường việc lệch vô lăng là do lốp xe của bạn. Ví dụ như áp suất của lốp xe không bằng nhau hoặc là do độ chụm của bánh xe bị lệch. Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn chạy xe đường xấu hoặc đỗ xe không ngay ngắn trên đường. 

 

Lốp xe không đều

Lốp xe không cân cũng khiến cho xe bị lệch vô lăng

 

- Do thước lái và trụ lái của xe gặp vấn đề: Nếu như vô lăng của xe gặp phải vấn đề về thước, trụ lái thì cần đưa xe đến những tiệm sửa ô tô để kiểm tra. Hãy bơm lốp đúng áp suất để có thể kiểm tra xem lốp xe có bị lệch trục lái hay là không..

 

2. Có phải hiện tượng xỉa lái thường đi kèm với lệch vô-lăng?

Có rất nhiều người cho rằng việc lệch  vô-lăng thì xe cũng sẽ bị xỉa lái theo. Tuy nhiên, 2 hiện tượng này tuy song hành nhưng không hề chung tính chất. Bạn cần phải phân biệt rằng xỉa lái (hay còn gọi là nhao lái) là khi xe đang chạy thẳng trên đường bằng, dù là bạn có buông tay khỏi vô-lăng tuy nhiên xe vẫn bị di chuyển lệch hẳn về một phía. Trong khi đó, lệch vô-lăng là trường hợp xe chạy thẳng mà vô-lăng xe tự lệch sang 1 phía, kéo theo xe cũng bị lệch về phía đó luôn.

 

Hiện tượng xỉa lái

Hiện tượng xỉa lái là hiện tượng đi cùng hiện tượng lệch vô lăng

3. Quy trình xử lí hiện tượng vô-lăng bị lệch

Nếu như bạn không có dụng cụ để tiến hành chỉnh vô lăng thì bạn có thể sử dụng cách sau. Tuy nhiên, để sử dụng cách này, bạn cũng cần phải có hiểu biết về kỹ thuật nhất định nếu như không muốn xe của mình bị hỏng thêm. Phương pháp này liên quan đến  trục lái - nơi chứa cáp túi khí rất dễ đứt nếu như bạn đặt lệch góc lái.

Cụ thể, quy trình xử lí lỗi vô-lăng bị lệch tạm thời được thực hiện như sau:

- Việc đầu tiên là bạn cần phải đánh lái sao cho bánh xe đều đứng thẳng. Sau đó tiến hành tắt máy xe, sử dụng tua vít 6 khía luồn vào 2 lỗ dưới tay lái để tiến hành tháo túi khí tay lái (cần chú ý chỉ tháo vít tuy nhiên bạn không được rút dây air bag để tránh trường hợp mang xe đến hãng chỉnh lại).

- Sau đó, bạn sử dụng ống điếu để có thể tiến hành vặn ốc dưới airbag và tháo vô-lăng ra. Tiến hành quan sát cẩn thận rồi sau đó tiến hành rút vô-lăng khỏi trục (trục gắn vô-lăng thường sẽ có hình trụ với nhiều cạnh để có thể ráp với vô-lăng).

- Sau đó thì bạn hãy lắp vô-lăng trở lại. Hãy lắp đặt đúng khía để đảm bảo tình trạng cân bằng cho vô lăng. Việc lắp khía lệch sẽ khiến cho vô-lăng của xe bị lệch từ 3-5 độ. Một kinh nghiệm cho thấy rằng nếu bạn đánh lái để bánh thẳng với xe thì để vô-lăng nằm ngang.

- Sau đó thì bạn hãy tiến hành chạy thử xe và xem đã cảm thấy hài lòng chưa. Nếu như chưa thì bạn có thể tiến hành tháo ra chỉnh tiếp cho đến khi nào vừa lòng rồi thì thôi.

 

3. Cách xử lý hiện tượng xỉa lái như thế nào?

Nếu vô lăng bị lệch thì 80% sẽ dẫn đến là hậu quả của việc bị xỉa lái. Chính bởi vậy, bạn cần phải khắc phục hiện tượng xỉa lái như sau:

- Việc đầu tiên là bạn cần phải xác định đúng vị trí lốp bị mòn không đều. Để có thể làm được điều này thì bạn hãng tiến hành thử đảo vị trí của các lốp và tiến hành quan sát hướng xe bị lệch mới, từ đó mới có thể suy ra lốp nào gặp vấn đề.

- Sau đó, bạn hãy tiến hành kiểm tra bánh sơ qua, tiến hành quan sát thật kĩ  xem bánh xe này có có đúng loại không. Các loại Cỡ lốp, mã lốp em có phù hợp hay không, hoặc lốp có bị hỏng hoặc có điểm gì lạ không?

- Hãy tiến hành chỉnh lại áp suất của lốp sao cho phù hợp để đánh giá chính xác xem lốp gặp phải vấn đền gì. Bạn nên đánh dấu vị trí các lốp để có thể tiện cho việc thử nghiệm. Hãy tiến hành bơm lốp xe để đảm bảo áp suất lốp.

Tham khảo: Các dòng máy nén khí phù hợp bơm lốp xe tại đây: https://thietbig20.vn/may-nen-khi-nhap-khau

 

Tiến hành đảo lốp

Nên thử đảo lốp khi khắc phục hiện tượng lệch vô lăng

 

- Sau đó tiến hành đảo 2 lốp trước và sau, chạy thử để đánh giá.

- Lúc này bạn hãy quan sát xem hướng nhao lái thay đổi như thế nào, từ đó bạn có thể suy ra được lực kéo cần thiết trên 1 hoặc 2 lốp. Nếu như bạn cần giảm lực nhao lái thì hãy tiến hành chuyển 1 hoặc 2 bánh xuống trục sau và sau đó thì lật má lốp..

- Nếu như trong trường hợp bạn phát hiện lốp có gai 1 chiều hoặc là lốp có kích thước khác so với các lốp khác thì bạn không thể tiến hành đảo lốp được mà cần phải thay lốp và tiến hành chạy thử. Nếu cần thay lốp thì bạn cần phải chọn lốp sao cho phù hợp với yêu cầu mà nhà sản xuất đưa ra.

- Kết thúc quá trình khám xe, bạn có thể xiết ốc lốp chắc chắn và tiến hành một số thao tác trước khi chạy thử lần cuối.

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao cần vệ sinh buồng đốt và kim phun ô tô?

9 mẹo khởi động ô tô NHANH NHẤT vào mùa đông

Máy nén khí Pegasus giá rẻ dùng để bơm hơi

Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.