Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Đại: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Tấn: 0931790135

8 dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô mà bạn phải biết

đánh giá (0 đánh giá)

Giảm xóc chính là một bộ phận quan trọng, thuộc về hệ thống treo của ô tô. Giảm xóc đóng vai trò quan trọng trong việc triệt tiêu, giảm trấn khi xe của bạn đi qua những cung đường xấu. Điều này giúp cho bạn cảm thấy thoải mái khi ngồi trên xe.

 

Hình ảnh giảm xóc ô tô

Hình ảnh giảm xóc ô tô

 

Thông thường trên thực tế, thì bộ phận giảm xóc ô tô sẽ bị yếu dần sau khi xe hoạt động được quãng đường từ 48.000- 64.000 km. Đây chính là bộ phận quan trọng. Chính bởi vậy, bạn cần phải biết được những dấu hiệu giảm sóc của ô tô để biết đường xử lý kịp thời.

 

8 dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô mà bạn phải biết:

1. Giảm xóc phát ra tiếng kêu:

Trong quá trình bạn vận hành xe, nếu xe phát ra tiếng kêu cót két thì đây chính là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo hiệu hệ thống giảm xóc có vấn đề. Việc này xảy ra có thể là do ống giảm sốc đã bị méo, lò xo bị gỉ hoặc nó bị cọ xát vào ống bọc và thân xi-lanh.​

 

2. Đầu xe bị nhún mạnh khi phanh gấp:

Nếu như có hiện tượng này thì bạn cần phải kiểm tra bộ phận giảm sóc của mình ngay nhé. Nguyên nhân có thể là do bộ phận giảm sóc của bạn bị ăn mòn. Nếu như bạn để phần đầu xe bị nhún khi nó phanh gấp hoặc là lắc lư khi chuyển hướng thì điều này có khả năng giảm kiểm soát tay lái của bạn, gây ra nhiều nguy hiểm cho tài xế, đặc biệt là trong trường hợp đường trơn trượt.

 

Phanh gấp ô tô

Xe bị nhún mạnh khi phanh gấp thì giảm xóc có vấn đề

 

3. Chảy dầu giảm xóc

Nếu như phần thâm giảm sóc bị gỉ dầu ra hoặc khi xe chạy qua các ổ gà phát ra tiếng kêu lộc cộc và bạn lái xe có cảm giác xe bị nảy. Đây là dấu hiệu xe đã bị hở phớt và chảy dầu ti. Bạn cần phải tiến hành kiểm tra và thay thế ngay.

 

Giảm xóc bị chảy dầu

Giảm xóc bị chảy dầu là một việc hay gặp

 

4. Xe có cảm giác rung động:

Nếu như bạn cảm thấy các rung động bị truyền đến tay lái một cách rõ rệt thì bạn hãy thận trọng khi lái xe ở tốc độ cao nhé. Nếu như bộ giảm sóc của bạn được đảm bảo tốt thì nó sẽ giữ cho bánh xe bám tốt vào mặt đường và không gây nên những tiếng kêu như vậy. Gặp phải trường hợp này, bạn hãy tiến hành kiểm tra lại bộ phận giảm sóc ngay nhé.

 

5. Xe bị trượt và lệch hướng:

Nếu như xe của bạn bị trượt và bị lệch hướng trên đường ngay cả khi bạn lái xe trên đường không bằng phẳng thì cần phải kiểm tra lại giảm sóc của ô tô ngay. Có thể giảm sóc ô tô lúc này của bạn đang gặp phải vấn đề đó.

 

6. Tay lái lệch:

Nếu trong trường hợp xe chở đủ tải mà xe bị xệ một bên kèm theo tay lái không cân bằng thì bạn cần phải tiến hành kiểm tra bộ phận giảm sóc ngay. Đây chính là biểu hiện mà lò xo bị gãy một bên hoặc lò xo 2 bên có độ cứng không bằng nhau.

 

7. Xe lắc lư mạnh khi đi trên đường xấu:
Vai trò của giảm sóc chính là hấp thu rung động giúp cho xe có thể vận hành êm ái hơn. Nếu như bạn cảm thấy xe bị rung lắc mạnh hơn khi bạn đi vào ổ gà thì bạn nên tiến hành kiểm tra bộ phận giảm sóc của mình ngay nhé.

 

8. Lốp mòn không đều:

Nếu như trong trường hợp bạn kiểm tra lốp xe mà nhận thấy các lốp mòn không đều, đồng nghĩa với việc lốp bám đường không tốt thì bạn cũng cần phải tiến hành kiểm tra bộ phận giảm sóc ngay nhé.

 

Lốp mòn không đều

Giảm xóc hỏng cũng gây nên việc lốp bị mòn không đều

 

Khi nhận thấy bộ phận giảm sóc của bạn có 8 dấu hiệu bất thường mà chúng tôi nêu trên thì bạn hãy mang xe của mình đi kiểm tra ngay nhé. Trong trường hợp giảm sóc của bạn được lắp thêm đệm cao su thông thường thì xế cưng của bạn sẽ không được bảo vệ toàn diện mà tuổi thọ của đệm cũng sẽ không được kéo dài. Chính bởi vậy, điều này sẽ khiến cho bạn bị mất thêm chi phí bảo dưỡng.

 

Cách tự kiểm tra giảm xóc trên ô tô:

Công việc đầu tiên là bạn cần phải kiểm tra xem có dấu hiệu rò rỉ dầu hay là không. Nếu như hệ thống khung gầm (hay nói chính xác hơn là bộ phận giảm sóc) mà có xuất hiện âm thanh lạ thì bạn hãy kiểm tra lại các chi tiết như: bu-lông, đệm cao su, lò xo, rô-tuyn…

Tiếp theo, bạn hãy di chuyển xe với tốc độ 16km/h rồi đột ngột tiến hành đạp hết hành trình bàn đạp phanh xem đầu xe có bị nhún mạnh hơn so với bình thường hay là không? Nếu như xe của bạn nhún mạnh về phía trước thì xe của bạn đang gặp phải vấn đề về giảm sóc và cần phải được thay thế ngay.

 

Tuổi thọ của giảm xóc ô tô là bao nhiêu?

Tuổi thọ của giảm sóc ô tô trung bình là 140.000km: đối với các dòng xe ô tô hay chạy ở những đoạn đường bằng phẳng, ít xe cộ, không gồ ghề

Đối với các dòng xe  thường xuyên phải di chuyển trong điều kiện xấu: các loại đường đèo với những góc cua gấp, khúc khủy; trường hợp xe phải dừng nhiều và liên tục; đường rất xấu, nhiều ổ gà, ổ voi thì tuổi thọ của giảm sóc ô tô sẽ khoảng 80.000 km.

 

Tuổi thọ giảm xóc ô tô

Tuổi thọ của giảm sóc ô tô trung bình là 140,000 km

 

Chất lượng của giảm sóc sẽ bị giảm khi xe đi được quãng đường từ 48.000 - 64.000km.

 

Tiến hành sửa giảm xóc ô tô như thế nào cho đúng?

Giảm sóc chính là một chi tiết dễ bị hư hại nhất trong xe ô tô hiện nay

Nếu giảm sóc có hiện tượng chảy dầu thì điều này chứng tỏ giảm sóc của bạn đã giảm chất lượng, tuy nhiên không phải trường hợp nào giảm sóc cũng bị hỏng ngay.

Nếu giảm sóc bị chảy dầu thì bạn có thể sử dụng thêm vài tháng nữa cho đến khi có tiếng kêu dội lên trên khoang máy. Vì vậy, nhiều người lựa chọn cách sửa giảm sóc thay vì thay mới giảm sóc. Nếu như quyết định phục hồi giảm sóc, thì những người thợ sẽ thực hiện những công đoạn sau:

 

Giảm xóc bị hỏng

Giảm xóc bị hỏng nên tiến hành sửa chữa, thay thế ngay

 

✔ Tiến hành tháo giảm xóc và kiểm tra:

✦ Phớt chắn của dầu có chảy hay không. Nếu bị chảy dầu thì cần phải thay phớt.

✦ Phần Ty giảm xóc có sướt không, bạn cần phải ấn xuống để kiểm tra độ nhún. Nếu nó khoogn bật được trở lại thì coi như hỏng hẳn.

✔ Sau khi tiến hành kiểm tra xong thì nhân viên sửa chữa sẽ tiến hành đổ dầu vào trong phần ống thủy lực và sau đó lắp lại lên xe.

 

 Tiến hành sửa giảm xóc ô tô - Nên hay không?

✔ Phục hồi giảm sóc của ô tô có ưu điểm gì?

Việc phục hồi giảm sóc sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được một phần chi phí vì sửa giảm xóc chi phí thấp và cũng không phải chờ đợi lâu mà sẽ mất công sửa và gắn lại luôn vào xe.

✔ Nhược điểm của việc sửa chữa giảm sóc:

Thời gian sử dụng bộ phận giảm sóc sau khi sửa có thể kéo dài 1 tháng, 1 tuần, thậm chí có thể sử dụng vài ngày. Chính bởi vậy, khi bộ phận giảm sóc mà gặp phải vấn đề thì tốt nhất bạn nên thay mới thay vì sửa chữa.

Bạn nên đến những trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để thay mới giảm sóc. Việc bảo dưỡng, giữ gìn giảm sóc sạch sẽ cũng là giảm đáng kể tình trạng xước giảm xóc gây nên những hư hại. Bạn có thể vệ sinh giảm sóc định kì bằng việc sử dụng khí nén của máy khí nén giá rẻ để thổi bụi cho sạch sẽ.

 

Có thể bạn quan tâm:

Cách làm mát Cabin ô tô khi đỗ dưới trời nắng 

Có nên sơn phủ gầm xe ô tô không?

Bắt bệnh cho ống xả ô tô chính xác nhất

Máy nén khí Pegasus chính hãng dùng để vệ sinh ô tô

 

 

Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.