Tem xe ô tô - Decal xe hơi
Công việc dán decal xe ô tô chính là công việc tạo ra một lớp bảo vệ bên ngoài cho chiếc xe hơi của bạn, tránh khỏi những va chạm, những tổn hại dưới những tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, việc dán đề can ô tô cần lưu ý những điểm nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.
Dán decal xe ô tô sẽ giúp cho chiếc xe của bạn trở nên sang trọng hơn
Tem trang trí xe ô tô có những loại nào?
Có rất nhiều lựa chọn để bạn có thể dán decal cho xe. Giá dao động để dán đề can cho xe ô tô dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Tuy nhiên, decal xe hơi bao gồm các loại sau đây:
Loại decal trong suốt: Đây là một phương pháp đơn giản nhất nên tuy nhiên phương pháp này được nhiều người lựa chọn nhiều nhất. Vật liệu chủ yếu chính là những tấm decal trong suốt (giống ni-lông). Tác dụng của chúng là bảo vệ màu sơn gốc của chiếc xe trong quá trình sử dụng. Trung bình 1 năm nên dán lại 1 lần.
Tem trùm: Đây là loại đề can xe hơi có in thêm họa tiết để trùm cả phần tem đó lên bộ phận trên xe muốn dán. Những chi tiết phức tạp đều có khả năng in và dán lên xe, thời gian thi công nhanh, ít đòi hỏi sự những sự tỉ mĩ. Tuy nhiên, nhược điểm của loại tem trùm này sẽ có màu không tươi và dễ bị biến dạng ở những góc bo.
Hình ảnh Decal ô tô chùm
Tem ghép: là hình thức dán đề can xe hơi bằng cách ghép các miếng đề can lại với nhau để tạo thành phần đồ họa như người làm mong muốn. Loại tem ghép này mang lại một độ sắc nét và độ bền màu cao hơn tem trùm. Tuy nhiên, một số loại hình phức tạp thì tem ghép không đáp ưng được. Việc làm tem ghép đòi hỏi sự tỉ mỉ và kì công cao.
Khi dán decal xe ô tô thì nên dán ướt hay dán khô?
Tuỳ theo từng trường hợp mà bạn chọn phương án dán decal ướt hay khô. Bất cứ loại decal nào thì chúng ta cũng đều có thể thi công theo cả 2 phương án dán như trên. Tuy nhiên, mỗi một hình thức sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.
Dán khô: đây là một hình thức được sử dụng rộng rãi. Phương pháp này phù hợp với những chi tiết decal nhỏ. Trong trường hợp dính hình lớn hơn nhưng không cần sự phức tạp thì có thể áp dụng phương pháp này. Ví dụ như trong trường hợp dán đổi màu cho xe. Lý do là bởi vì khi dán, decal sẽ cố định luôn. Nếu bạn muốn sửa thì chỉ cần bóc ra dán lại.
Với những hình phức tạp thì bạn nên chọn phương án dán ướt
Dán ướt: Đối với trường hợp phải dán những hình phưc tạp thì bạn cần sử dụng hình thức dán ướt. Phương pháp dán ướt này này cho khả năng xê dịch hay chỉnh lại hình trong thời gian lớp keo chưa khô hẳn. Khi lớp keo khô, thì phần decal sẽ cố định như thông thường.
Chúng ta nên cắt decal bằng dao hay bằng cước?
Mặc dù các tiệm decal hiện nay đều có máy cắt định hình decal theo mong muốn tuy nhiên một số công đoạn vẫn phải sử dụng đến dao. Việc mặt sơn trầy xước sẽ rất dễ xảy ra nếu bạn không biết cách sử dụng dao. Để hạn chế điều này bạn nên sử dụng một phương pháp thi công bằng cước cắt decal chuyên dụng nhằm tránh tình trạng trầy sơn do dao gây ra.
Ưu điểm của việc cắt decal bằng cước thì ngoài việc tránh trầy xước sơn còn tạo được hình với đường nét chuẩn chỉ hơn và nhiều hình dạng phong phú hơn so với dao.
Tuy nhiên phương pháp cắt đề can bằng cước chỉ phù hợp với ô tô. Vì ô tô có nhiều mặt phẳng và ít góc bo hơn.. Trong khi xe máy thì ngược lại, ít mặt phẳng, nhiều góc bo và hình họa thường có kích thước nhỏ.
Dán decal xe ô tô như thế nào để không bị phạt?
Bạn không được dán decal hoặc tem trùm phủ toàn bộ thân xe, quy định tại khoảng 2 điều 55 Luật GTĐB 2008: Người chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp muốn thay đổi màu sắc nguyên bản, chủ xe phải đến cơ quan quản lý làm thủ tục đổi màu sơn xe.
Decal mà bạn dán phải trùng với màu sơn đăng ký, tốt nhất là tem trong hoặc nilong không màu.
Bạn chỉ được tiến hành dán các loại tem nhỏ, logo, tem vành hoặc là tem xương cá.
Cũng theo căn cứ theo khoản 1 điều 30 NĐ 46/2016/NĐ-CP quy định việc xử phạt đối với hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe không đúng với màu sơn đã ghi trong Giấy đăng ký xe thì sẽ bị phạt với mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân và từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự như các dòng xe ô tô.
NĐ 46 cũng sẽ áp dụng tương tự đối với xe môtô, xe gắn máy: Bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và đối với các loại xe tương tự xe mô tô tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng so với giấy đăng kí.