Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Yên: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Hoài: 0931790135

[HƯỚNG DẪN] Cách sửa máy rửa xe bị giật khi hoạt động

đánh giá (0 đánh giá)

Máy rửa xe không lên áp, máy rửa xe bị giật, máy rửa xe có tiếng ồn... là những lỗi thường gặp nhất của máy rửa xe.

Các lỗi kể trên đều là những lỗi đơn giản, nhưng nếu người dùng không biết cách xử lý, và khắc phục sự cố từ ban đầu, có thể khiến cho tình trạng máy trở nên nghiêm trọng hơn, và ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền cũng như năng suất công việc.

Máy rửa xe bị rung khi hoạt động

Trong bài trước, chúng tôi đã nói khá chi tiết về cách xử lý khi máy rửa xe không lên áp tại nhà còn trong bài hôm nay, sẽ tư vấn cho các bạn về phương pháp khắc phục tình trạng máy bơm rửa xe bị rung giật mạnh khi hoạt động:

Tóm tắt nội dung

1. 6 Nguyên nhân gây hiện tượng rung giật ở máy phun rửa xe

2. 4 Cách xử lý dứt điểm tình trạng máy xịt rửa xe bị giật

3. Sử dụng máy rửa xe như nào cho hiệu quả và đảm bảo tuổi thọ của máy

 

1. 6 Nguyên nhân gây hiện tượng rung giật ở máy phun rửa xe

Các dòng máy bơm nước rửa xe áp lực cao, hay máy đầu ngang khi sử dụng đều có độ rung lắc nhất định, tuy nhiên nếu máy có hiện tượng rung, giật mạnh hơn bình thường thì có thể do một số nguyên nhân sau gây ra:

Dây cấp nước kèm đầu lọc

Nên sử dụng dây hút nước có kèm dầu lọc cho máy rửa xe

- Nguồn điện bị yếu hơn so với công suất của máy (thường máy 1 pha sử dụng điện 220V nhưng thực tế dòng điện các bạn đang sử dụng có thể sụt giảm xuống khoảng 180V vào mùa hè) khiến cho mô tơ chạy không ổn định, vòng bi bên trong mô tơ sẽ có sự rung lắc.

- Nguồn nước cung cấp bị hao hụt: do nguồn nước sử dụng có nhiều cặn bẩn, rác bên trong nguồn nước, ống cấp nước không sử dụng dầu lọc dẫn tới việc ống hút nước bị tắc, lượng nước lên đầu bơm không đủ đáp ứng.

Hoặc do dây cấp nước bị thủng, nước bị rò rỉ trước khi đến được đầu bơm.

- Trên thân máy có những vết nứt nhỏ, hoặc có những mảnh vỡ, rác nằm bên trong máy bơm (đặc biệt hay gặp ở các máy để ngoài trời, không được che chắn cẩn thận).

- Máy đã sử dụng được một thời gian dài nhưng lại không được kiểm tra và bảo dưỡng, thay dầu máy rửa xe... khiến cho một số chi tiết bên trong máy bị hư hỏng, giảm khả năng làm việc, dẫn tới tình trạng có tiếng ồn và làm máy bị rung.

- Van phớt bị mòn hoặc bị rách, buồng bơm của máy bị bẩn

- Vị trí đặt máy không được chắc chắn, bằng phẳng khiến cho buli bị lệch.

- Đối với dòng máy dây đai thì còn thêm một nguyên nhân khác là do dây dai truyền động của máy bị trùng.

 

4.  Cách xử lý dứt điểm tình trạng máy xịt rửa xe bị giật

Khi đã xác định được nguyên nhân của vấn đề bạn có thể nhờ sự tư vấn của kỹ thuật của nơi cung cấp máy hoặc cũng có thể tự xử lý ngay tại nhà bằng những phương pháp sau:

Cách sửa máy rửa xe bị rung giật

- Kiểm tra lại nguồn nước: Nếu nguồn nước bị bẩn, có nhiều rác và cặn, bạn cần vệ sinh sạch sẽ nguồn nước.

Tốt nhất nên lắp đầu lọc ở đầu ống hút, và thường xuyên kiểm tra, vệ sinh dây cấp nước, đảm bảo dây không bị tắc do rác bẩn lọt vào bên trong.

Mực nước trong nguồn cấp cũng cẩn phải đảm bảo ổn định, đủ để phục vụ cho công việc hiện tại, nên chọn nguồn nước ở vị trí cao hơn so với máy.

- Kiểm tra lại toàn bộ máy, xem có vết nứt nào trên thân máy hay không (nếu phát  hiện vết nứt, thì cần nhờ tới sự tư vấn của người có chuyên môn). Siết chặt lại các bulong ốc vít trên máy vì sau một khoảng thời gian hoạt đông, máy rung nhẹ sẽ khiến các con ốc bị lỏng ra.

- Bảo dưỡng máy thường xuyên là công việc vô cùng cần thiết để giúp máy hoạt động ổn định. Các bạn nên thực hiện định kỳ với những công việc dau: thay dầu máy, thay phớt máy rửa xe, ...

- Với máy rửa xe dây đai, thì kiểm tra lại dây curoa, xem có bị trùng hay không. Điều chỉnh lại độ căng của dây, nếu đây có xuất hiện vết nứt, hoặc đã quá cũ các bạn nên thay mới, để đảm bảo an toàn, và hiệu quả.

- Tốt nhất, vị trí đặt máy nên là những mặt sàn thật bằng phẳng,  bởi nếu máy bị nghiêng sẽ dẫn đến tình trạng là các chi tiết bên trong đầu bơm hoạt động thiếu chính xác.

- Máy được đặt ở vị trí thông thoáng sẽ giúp cho mô tơ được tản nhiệt hiệu quả nhất.

- Khi mua máy về, hãy ;ắp đặt đầy đủ các chân đế cao su và bánh xe, trước khi vận hành máy, sẽ giúp giảm tiếng ồn và độ rung lắc khi máy hoạt động, giúp tối ưu độ bền linh kiện

 

3. Sử dụng máy rửa xe như nào cho hiệu quả và đảm bảo tuổi thọ của máy

Vậy sử dụng máy xịt rửa xe như thế nào cho hiệu quả, vừa đảm bảo được công việc mà lại không ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy:

Kiểm tra và bảo dưỡng máy rửa xe thường xuyên để tăng tuổi thọ sử dụng

 

- Đối với máy phun rửa xe áp lực cao, đặc biệt là các model có công suất 2.2kW và 3 kW để đảm bảo tuổi thọ sử dụng của máy các bạn nên đặc biệt chú ý tới nguồn điện.

Nếu có sự trồi sụt lớn thì cần có biện pháp khắc phục bằng cách là kéo thêm một đường điện riêng cho máy hoặc sử dụng máy ổn áp.

Bởi theo lý thuyết thì để máy có thể hoạt động ổn định, thì điện áp phải luôn ở mức 210-220V, tuy nhiên nếu đo thực tế thì bạn sẽ thấy lưới điện ở Việt Nam thường xuyên có tình trạng sụt xuống 180V, thậm chí là 160V!

Nhất là vào mùa hè, khi các nhà xung quan đều sử dụng điều hòa khiến cho điện bị sụt giảm, gây nên một số sự cố nghiêm trọng như: mô tơ bị rung lắc dẫn tới việc đầu bơm bị lệch hành trình, phá nhớt hoặc nặng hơn là  hỏng át, cháy tụ, cháy mô tơ.

- Thông thường máy mới mua về, sẽ được điều chỉnh sẵn ở mức áp lực gần như tối đa, các bạn có thể điều chỉnh áp lực máy rửa xe tăng hoặc giảm tùy theo công việc, nhưng tốt nhất là không ép máy hoạt động ở  áp lực tối đa theo như thông số của máy.

Mà chỉ cần sử dụng ở mức 80-90% áp lực tối đa, như vậy đầu bơm sẽ được giảm tải và tăng độ bền.

- Không dùng máy liên tục nhiều giờ đồng hồ. Tối ưu là cứ mỗi một giờ hoạt động, cho máy nghỉ 5 phút để tản nhiệt. Nếu tiệm rửa xe của bạn quá đông khách có thể sử dụng thêm máy phụ trợ, để giảm áp lực công việc lên máy chính Xem thêm

Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về các dòng máy bơm rửa xe áp lực cao, rửa ô tô, xe máy, vui lòng xem giá tại: 

Giá máy rửa xe

Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.