Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Đại: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Tấn: 0931790135

Quy trình quản lý gara ô tô CHẶT CHẼ không thất thoát dù chỉ '1 xu'

đánh giá (0 đánh giá)

Mở tiệm và vận hành 1 tiệm gara sửa chữa ô tô đã khó, nhưng làm thế nào để quản lý gara ô tô cho hiệu quả và khoa học thì lại càng khó hơn.

Quản lý gara ô to bao gồm: quản lý về chi phí, doanh thu, nhân lực, hàng hóa, thiết bị ... hiện nay đang là vấn đề đau đầu của nhiều củ đầu tư.

Bởi mỗi gara có một quy mô và cách vận hành riêng, không có trường lớp nào dạy ta về cách quản lý thực này cả, buộc phải tự thân vận động, tìm tòi, tham khảo, để tìm ra phương pháp riêng.

Cách quản lý trong gara ô tô

 

Vậy quản lý gara ô tô bằng phương pháp nào? Cách thực hiện quản lý ra làm sao? Chúng ta hãy cùng thử phân tích và tìm hiểu để lựa chọn  ra phương pháp thích hợp nhất cho gara của mình nhé:

 

I. Mô hình Gara của bạn thuộc loại nào?

Trên thị trường hiện nay nếu xét về gara thì tạm thời chúng tôi sẽ phân ra làm 2 loại:

Gara sửa chữa ô tô

>> Tham khảo các dòng máy bơm rửa xe cho gara tại: Máy bơm rửa xe giá rẻ

 

1. Gara độc lập (Cá nhân tự mở)

Đặc thù nổi bật của mô hình gara độc lập là thường làm tổng hợp nhiều loại xe, không làm chuyên về một dòng xe nào, dẫn tới các vấn đề:

- Thợ trong gara phải là những người đa năng, vì họ phải xử lý nhiều dòng xe khác nhau, có khi vừa "súc miệng" xong một em 4 chỗ lại chuyển ngay qua một xe 16 chỗ.

Nói thế để các bạn hiểu được, thợ trong gara độc lập đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, để có thể xử lý được các bệnh trên nhiều dòng xe khác nhau. Nó khách với những gara của hãng là sẽ có thợ chuyên làm phần điện, thợ chuyên làm phần gầm...

Việc một thợ phải xử lý hầu hết các công việc, cũng sẽ gây phức tạp trong việc tính toán lương, doanh số hàng tháng.

- Vì Gara của bạn làm tổng hợp các loại xe, nên việc xây dựng, quy định đơn giá tiền công cho từng xe, hoặc từng nhóm xe cũng tương đối phức tạp.

Thực tế hiện nay có những Gara vẫn chưa xây dựng được bảng giá cụ thể mà chỉ dựa vào kinh nghiệm, đánh giá  chủ quan của người báo giá.

- Làm nhiều loại xe nên yêu cầu số lượng phụ tùng để thay thế cũng phải nhiều hơn so với những hãng chuyên về 1 dòng xe => Khó khăn trong việc quản lý kho hàng
Có những loại xe khi cần thay thế phụ tùng bạn cũng phải đặt hàng phụ kiện, chứ cũng không có sẵn hàng trong kho. Giá phụ kiện, phụ tùng thì luôn biến động => Không thể xây dựng được giá niêm yết, lại cũng phải phụ thuộc vào kinh nghiệm của người bán.

- Vì là báo giá hoàn toàn dựa vào yếu tố chủ quan cảu người cung cấp dịch vụ dẫn tới việc doanh thu không thể xác định, có thể bị tăng hoặc giảm tùy vào từng tháng.

- Các chi phí để thuê mặt bằng, tiền nước, điện, lương hàng tháng thì tương đối dễ kiểm soát vì đây là những mục mặc định, nhưng để kiểm soát  được phần mua vật tư thì tương đối khó, chỉ trừ khi bạn là người trực tiếp nhập hàng.

Còn không thì có thể xảy ra trường hợp, nhân viên phụ trác mua hàng gian lận về giá, hoặc giá chuẩn nhưng lại chọn mua loại rẻ hơn, chất lượng thấp hơn để thay cho khách.

Do đó, với một gara độc lập thì quy trình quản lý tương đối phức tạp. Quan trọng là người chủ phải biết tính toán, kiểm soát chi tiêu tiền mặt, tiến độ, chất lượng làm việc, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của xưởng mình đế có những phương án thích hợp...

2. Gara của hãng

Viêc quản lý đối với gara của hãng thì sẽ dễ chịu hơn nhiều, vì sẽ được hãng chuyển giao quy trình, do đó sẽ không phải đau đầu về vấn đề này.

Quy trình công việc trong gara

Nhưng nói chung lại, thì dù là gara tự mở hay gara của hãng thì cũng đều có chung quy trình làm việc:

- Nhận xe và kiểm tra xe

- Báo giá dịch vụ + thương thảo giá

- Tiến hành xử lý, khắc phục lỗi và thương thảo thêm các phát sinh nếu có

- Kiểm tra sau sửa chữa

- Nghiệm thu cùng với khách hàng

- Thanh toán và trả xe cho khách

- Lưu lại thông tin khách và Hậu mãi

 

II. Các phương pháp giúp quản lý chặt chẽ không thất thoát dù chỉ 1 xu

Để quản lý chặt chẽ và chi tiết quy trình trong gara của mình, các bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của phần mềm, để có thể kiểm soát tất cả thông tin về con người, hàng hóa, dịch vụ, hoạt động... 

1. Những danh mục cần quản lý thật chi tiết

Quản lý thông tin khách hàng, thông tin xe, bảo hiểm

- Thông tin khách hàng: tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh, kèm thông tin xe

- Quản lý thông tin xe vào xưởng (biển số, số khung - số máy, hãng xe, loại xe)

- Quản lý sửa chữa xe theo bảo hiểm

- Lên kế hoạch bảo dưỡng kèm thông báo cho khách, ví dụ đến đợt thay dầu...

- Theo dõi nhật ký bảo dưỡng của các đã từng vào xưởng và sử dụng dịch vụ

Quản lý dịch vụ, báo giá, lệnh sửa chữa:

- Quản lý danh mục công việc trong xưởng bao gồm sửa chữa, thay thế phụ tùng...

- In phiếu tiếp nhận xe, tình trạng xe và báo giá trước khi khách đồng ý

- In báo giá cho khách sau khi thương thảo thành công.

- In lệnh sửa chữa, phiếu xuất kho phụ tùng,

- Phân loại xe sửa chữa theo từng bộ phận: Gầm, điện, sơn...

- Đánh giá tình trạng xe

- Bàn giao xe để sửa chữa bảo dưỡng

Quản lý nhập xuất kho, điều chuyển bao gồm:

- Cập nhật tức thời số liệu khi mua hàng, số lượng phụ tùng, giá

- Báo cáo nhập xuất, hàng bán và hàng xuất ra phục vụ sửa chữa.

- Quản lý, phân loại phụ tùng theo từng nhóm, theo dõi thông tin chi tiết từng mặt hàng trong xưởng, bao gồm cả giá bán buôn, giá bán lẻ.

- Quản lý nhập và xuất kho trong nội bộ

- Quản lý xuất và điều chuyển giữa các kho

- Báo cáo tình trạng hàng vào cuối tháng

Quản lý, báo cáo tổng hợp bao gồm:

- Quản lý tình hình thu chi theo ngày, theo tháng, quý, năm

- Báo cáo tình hình doanh số bán hàng và dịch vụ

- Quản lý tình hình công nợ, giữa khách hàng và gara, giữa gara và nhà cung cấp phụ tùng.

- Báo cáo tổng hợp số lượng hàng nhập, chi phí nhập theo từng nhóm hàng

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sửa chữa

- Báo cáo tổng số lượng xuất bán, tồn hàng

- Tổng kết tiền thu, chi nhập, hàng tháng, lương từng nhân viên, hiệu quả công việc...

Để có thể quản lý được tất cả các mục trên, các bạn không thể tự làm bằng những phương pháp thông thường, mà phải dựa vào những phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng hiện nay, để đơn giản hóa vấn đề quản lý, nâng cao năng suất công việc, bám sát tình trạng hoạt động.

Phần mềm hỗ trợ quản lý trong gara

- Có thể tham khảo một số phần mềm bán hàng của SSOFT, Phần mềm quản lý Garage CARSOFT, Phần mềm quản lý Garage ô tô - Alpha IT Solutions... Các bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng, hoặc tham khảo trong một diễn đàn trao đổi về phần mềm quản lý trên diễn đàn Otofun.net TẠI ĐÂY nhé

Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

gia Han - 0935108543

e muôn mua phan mem

(16-07-2022, 3:54 pm) Trả lời

Trịnh Huệ (Admin) gia Han - 0935108543

cảm ơn anh,nhân viên bên em sẽ liên hệ với anh ạ

(19-07-2022, 11:07 am)
Liêm - 0926677100

Phan mem

(14-05-2022, 8:20 pm) Trả lời

Trịnh Huệ (Admin) Liêm - 0926677100

cảm ơn anh, nhân viên bên em sẽ liên hệ với anh ạ

(16-05-2022, 8:20 am)