Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Đại: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Tấn: 0931790135

[Full] Hướng dẫn CHI TIẾT cách vệ sinh điều hòa tại nhà ĐƠN GIẢN dễ thực hiện

đánh giá (0 đánh giá)

Điều hòa sau một thời gian sử dụng, sẽ có hiện tượng bám bụi bẩn làm giảm công suất.

Điều hòa

Dù là máy mới hay máy đã sử dụng lâu năm, nếu không vệ sinh, bảo trì định kỳ sẽ làm cho cục nóng giải nhiệt kém, gây hư hỏng nặng, tốn kém chi phí sửa chữa, thậm chí là mua mới

Hầu hết, khi điều hòa có sự cố mọi người lựa chọn cách gọi thợ đến để vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa, tuy nhiên có nhiều trường hợp gọi thợ không được như ý vừa mất tiền và mất thời gian.

Vệ sinh điều hòa tại nhà

Một vài ý kiến về việc vệ sinh điều hòa của anh em trên diễn đàn

Trong khi đó việc vệ sinh điều hòa không quá phức tạp, tại sao bạn không thử tự vệ sinh điều hòa của gia đình mình, với bài Hướng dẫn Chi Tiết cách vệ sinh điều hòa ngay tại nhà của chúng tôi:

Tóm tắt nội dung

I. 3 Dấu hiệu cho thấy điều hòa nhà bạn CẦN phải được vệ sinh

II.  6 Dụng cụ PHẢI CÓ để vệ sinh điều hòa

III. 6 bước vệ sinh điều hòa HIỆU QUẢ 

IV. 4 Điều cần đặc biệt LƯU Ý trong quá trình làm sạch máy lạnh

 

I. 3 Dấu hiệu cho thấy điều hòa nhà bạn CẦN phải được vệ sinh

- Khi bật điều hòa, mà không thấy lạnh hoặc cảm thấy hơi lạnh tỏa ra yếu, thì có thể do điều hòa nhà bạn lâu ngày chưa được vệ sinh bảo dưỡng, dẫn tới tình trạng công suất lạnh bị giảm.

- Điều hòa phả hơi lạnh có mùi ẩm mốc.

- Nhiệt độ quá lạnh, nước ngưng tụ nhiều, chảy ra ngoài máng hứng nước của máy do cục lạnh trong nhà không thể trao đổi nhiệt.

 

II.  6 Dụng cụ PHẢI CÓ để vệ sinh điều hòa

Để việc vệ sinh điều hòa trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, thì các bạ nên sử dụng các dụng cụ, thiết bị sau:

1. Máy xịt rửa xe: Nên chọn loại máy bơm nước rửa xe mini áp suất cao, mục đích là để xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng, giàn lạnh rất hiệu quả.

Dòng máy xịt rửa này sử dụng khá đơn giản, chỉ cần cấp nguồn nước cho máy, đầu kia bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần.

Trong trường hợp không có máy xịt áp lực cao thì có thể tận dụng bình tưới cây, cách này cũng khá hiệu quả.

Các bác có nhu cầu mua máy xịt rửa điều hòa thì cần chú ý những điểm sau:

- nhỏ gọn, nhẹ nhàng để tiện di chuyển

- Máy phải có khả năng hút nước

- Dây rửa phải dài, vừa hạn chế di chuyển máy, lại có thể vệ sinh được điều hòa ở vị trí cao

- Áp lực không cần quá mạnh, nếu áp lực mạnh có thể gây hỏng máy. Loại có chức năng điều chỉnh áp thì càng tốt.

- Nếu chọn được loại máy có đầu phun có thể bẻ góc thì càng tốt

Có thể tham khảo một số máy chuyên xịt rửa điều hòa đáp ứng các yêu cầu trên tại đây: https://thietbig20.vn/may-rua-xe-cao-ap-may-bom-rua-xe

Máy xịt rửa vệ sinh điều hòa

2. Áo xịt rửa điều hòa

- Áo vệ sinh máy lạnh sẽ có giá khoảng 145.000đ- 180.000đ. Tại thiết bị G20 có ưu đãi ki mua máy xịt rửa K2 420 được khuyến mãi luôn áo vệ sinh. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Tác dụng của áo xịt rửa điều hòa là  để hứng toàn bộ nứóc bẩn trong quá trình vệ sinh giàn lạnh, không bị văng nước ra nhà, đảm bảo vệ sinh

Hoặc cũng có thể sử dụng túi nilon lớn, không thì có thể chế áo mưa không sử dụng nữa thành một túi lớn, chứa nước bẩn tong quá trình làm sạch ở giàn lạnh.

3. Tô vít

Dùng để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.

4. Chuẩn bị nguồn nước sạch

Nên sử dụng luôn nguồn nước sạch của gia đình, không cần pha thêm các chất tẩy rửa vào nước.

5. Giẻ sạch và túi nilon

Sử dụng cho việc ngăn nước không bắn vào phần bo mạch điện tử, gây hỏng điều hòa.

6, Dung dịch tẩy rửa hoặc nước rửa bát

Dùng để lau chùi lớp vỏ nhựa giàn lạnh.

Video hướng dẫn tự vệ sinh điều hòa tại nhà , được thực hiện bởi nhân viên Thiết Bị G20

 

III. 6 bước vệ sinh điều hòa HIỆU QUẢ 

 

Bước 1: Chuẩn bị

Vệ sinh điều hòa

- Để bắt đầu vệ sinh điều hòa, cần ngắt nguồn điện cung cấp cho máy, nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh;

- Sử dụng áo vệ sinh hoặc túi có miệng đủ rộng để hứng nước chảy xuống và bụi bẩn trong quá trình vệ sinh;

- Kiểm tra cục nóng và lạnh ở trong và bên ngoài nhà để đảm bảo không có những vật bất thường bên trong máy (ví dụ như: côn trùng chết…)

 

Bước 2: Vệ sinh mặt nạ lọc trong dàn lạnh

Để thực hiện, trước hết bạn cần nhấc mặt trước của điều hòa lên cao hơn so với chiều ngang rồi kéo ra .

Tiếp đó, sử dụng một miếng bọt biển nhỏ, nhúng vào dung dịch nước rửa bát rồi vệ sinh nhẹ nhàng. Trong quá trình làm sạch cần cẩn thận, không ấn mạnh tay, sẽ làm nứt vỡ phần mặt nạ.

Cuối cùng, lau khô bằng vải mềm, tuyệt đối không nên phơi dưới nắng mặt trời.

Lưu ý: Có nhiều hãng phần mặt nạ nay có thể tháo rới, vì thế bạn có thể tháo theo nấc lẫy bên cạnh thân máy đem ra bên ngoài, để vệ sinh dễ dàng hơn.

Vệ sinh lưới lọc

 

Bước 3: Vệ sinh lưới lọc điều hòa

Muốn vệ sinh lưới lọc, trước hết cần thải gỡ mặt trước của dàn lạnh, sau đó rút lưới ra bên ngoài.

Mang ngâm trong chậu nước, rồi sử dụng vòi phun nước thông thưởng để rửa sạch lưới, lưới lọc.

Khi phun nước rửa, nên phun vào mặt phải, đề phần bụi bẩn rơi ra từ mặt trái của lưới lọc, dùng miếng rửa chén rửa sạch, rồi để cho thật khô nước.

Vệ sinh lọc

Ngoài cách này, bạn cũng có thể sử dụng hơi của máy nén khí mini kết hợp với súng xịt bụi để loại bỏ bụi bẩn khỏi màng lọc. Cách này cũng tương đối hiệu quả, nhưng ít người sử dụng, đa phần sẽ làm theo cách trên.

Có thể bạn quan tâm:

 Máy khí nén áp lực cao giá SIÊU RẺ

 12 việc Bảo Dưỡng ô tô có thể làm tại nhà

 11 "Bí Kíp" chống nóng cho tô tô trong mùa hè

 

Bước 3: Vệ sinh dàn lạnh điều hòa

Vệ sinh dàn lạnh điều hòa

Trước khi vệ sinh dàn lạnh, cần dùng giẻ sạch hoặc túi nilon đã chuẩn bị trước đó, bịt kín phần bo mạch  của dàn lạnh. Tránh tình trạng nước trong quá trình vệ sinh bắn vào gây hỏng bo mạch.

Dùng máy xịt rửa điều hòa hoặc là bình xịt nước cầm tay, xịt trực tiếp nước vào các khe kim loại trên dàn một cách từ từ. Tránh xịt nước vào các bộ phận khác, sẽ làm hỏng máy.

Bước này khá quan trọng, đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mỉ của người làm vệ sinh.

 

Bước 4: Hướng dẫn cách vệ sinh dàn nóng điều hòa

Vệ sinh dàn nóng

Về kỹ thuật vệ sinh, quá trình vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa là phải làm sạch dàn lạnh và dàn nóng.

- Dùng máy xịt rửa, bình xịt xịt nước áp lực vào khe giữa các lá kim loại.

- Phần qụat của cục nóng: sử dụng khăn mềm hoặc những dụ cụ chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn bám trêm trick và cánh quạt.

Nếu phần trục có thiết kế cần được bôi trơn, thì nên dùng lượng dầu nhỏ để bôi trơn cho nó.

- Cuộn đây nóng cần sử dụng bàn chải cứng để làm sạch bụi ở khu vực này

 

Bước 6: Hoàn thành

Khi đã hoàn thiện tất cả các bước trên, và các bộ phận vệ sinh đã khô ráo, thì tiến hành lắp trả lại mọi thứ về vị trí ban đầu.

Để khoảng 30p, sau đó cấp điện, và bật điều hòa, thử kiểm tra xe điều hòa và tận hưởng thành quả công việc của mình

 

IV. 4 Điều cần đặc biệt LƯU Ý trong quá trình làm sạch máy lạnh

Việc vệ sinh điều hòa nên được thực hiện định kỳ, để đảm bảo hiệu quả làm lạnh như sau:

- Người sử dụng là hộ gia đình thì nên làm vệ sinh 3 - 4 tháng/lần

- Với các công ty, văn phòng sử dụng giờ hành chính thì nên vệ sinh 2 - 3 tháng/lần.

- Với các địa điểm như bưu điện, showroom,... là những nơi có nhiều bụi bặm, bụi vải, thời gian sử dụng điều hòa thường xuyên thì nên vệ sinh và bảo dưỡng trung bình 1 tháng/lần

- Ngắt nguồn điện trước khi thực hiện vệ sinh giàn nóng, giàn lạnh để đảm bảo an toàn.

- Khi vệ sinh giàn lạnh, phải dùng giẻ sạch, hoặc túi nilon, bịt phần bo mạch lại. Không được để nước đi vào dẫn tới hư hỏng.

- Vị trí lưới lọc có khá nhiều bụi bẩn, và tương đối dễ vệ sinh, nên làm sạch 2 tuần/1 lần.

-  Nên sử dụng tô vít để tháo nắp/ tấm ốp trên cục nóng, vệ sinh sạch các loại bụi bẩn bám vào làm ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt.

- Vệ sinh giàn nóng cần hết sức cẩn thận, tránh làm móp méo hay biến dạng dàn nóng.

- Có nhiều người trong quá trình tự vệ sinh, lỡ làm cho các là kim loại bị biến dạng, cách giải quyết là nên dùng vật mỏng đầu nhòn và vuốt theo chiều dọc cho tới khi thẳng lại. Nhớ phải hết sức nhẹ nhàng, tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong lá kim loại.

 

Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.