Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Yên: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Hoài: 0931790135

[TỔNG QUAN] Chức năng, vị trí, dấu hiệu hư hỏng 8 bộ phận cảm biến trên ô tô

đánh giá (0 đánh giá)

Phần lớn các hoạt động của xe đều thông qua bộ phận cảm biến và bộ điều khiển ECU. Đó có thể là cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến trục cam, cảm biến áp suất khí nạp, cảm biến kích nổ, cảm biến nhiêt độ nước làm mát, cảm biến trục khủy, cảm biến oxy…và một số bộ phận cảm biến khác phụ thuộc vào từng loại xe.

Hiện có rất nhiều thắc mắc xung quanh câu hỏi về bộ phận cảm biến oxy. Cách kiểm tra cảm biến oxy có bị hư hỏng hay không? Nguyên lý hoạt động?....

 

Hoạt động hệ thống cảm biến trên ô tô

 

Chi tiết chức năng và vị trí của các bộ phận cảm biến:

 

Chi tiết các bộ phận cảm biến trên xe ô tô

Cam bien xe hoi


- Cảm biến bướm ga:

 

Hệ thống cảm biến bướm ga

 

+ Chức năng xác định độ mở của bướm ga, cung cấp thông tới bộ phận ECU điều chỉnh lượng nhiên liệu theo độ mở của bướm ga.  Với những dòng xe có hộp số tự động bộ phận cảm biến này đóng vai trò kiểm soát quá trình chuyển số của xe.
+ Vị trí: trong cổ hút.
Gặp lỗi sẽ có những dấu hiệu: Sang số không bình thường, chết máy, đền check sáng…

 

- Cảm biến lưu lượng khí nạp - Mass  Airflow sensor:

 

Cảm biến lưu lượng khí nạp

 

+ Chức năng đo khối lượng khí nạp và truyền thông tin tới ECU để có thể điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu. 
+ Vị trí của bộ phận này: được gắn trên cổ hút
Do đó khi bộ phận cảm biến có dấu hiệu hư hỏng đèn check thường sẽ sang, động cơ chạy không ngọt, công suất kém, tiêu hao nhiên liệu…

 

- Cảm biến trục cam - Camshaft sensor:

 

+ Chức năng cung cấp thông tin cho bộ ECU để có thể điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu sao cho phù hợp.  Cảm biến trục cảm làm việc song hành với bộ phận cảm biến trục khủy nhằm tối ưu thời điểm phun xăng và đánh lửa. 
+ Vị trí: được gắn ở đỉnh xilanh hoặc ở hộp chứa trục cảm.
Nếu bộ phận cảm biến này bị trục trặc sẽ khiến việc khởi động xe rất khó khăn, không đạt tốc độ mong muốn, đèn check sang, động cơ chết đột ngột…

 

Có thể bạn quan tâm:

4 Lỗi THƯỜNG GẶP về cảm biến hệ thống phun xăng điện tử và CÁCH KHẮC PHỤC

[CHI TIẾT] Cách đọc/Xóa lỗi xe máy NHANH CHÓNG bằng máy chuẩn đoán lỗi Motoscan


- Cảm biến áp suất khí nạp

Cảm biến áp suất khí nạp


+Chức năng cung cấp tín hiệu áp suất chân không dưới dạng tần số hoặc điện áp tới bộ phận ECU để đưa ra thời gian hợp lý cung cấp nhiên liệu cho động cơ. 
+ Vị trí:  Được nắp tại cổ hút.
Dấu hiệu nhận biết cảm biến bị hư: Công suất động cơ không tốt, hao nhiên liệu, nhả khói, báo lỗi Map sensor…


- Cảm biện kích nổ - Knock sensor:

Cảm biến kích nổ - Knock sensor

+ Chức năng quản lý nếu phát hiện có dấu hiệu sung kích nổ trong động cơ sẽ thông báo tới ECU để có thể điều chỉnh thời gian đánh lửa, ngăn hiện tượng kích nổ.
+ Vị trí: Gắn thân xilanh hoặc nắp máy
Dấu hiệu nhận biết bộ cảm biến này bị trục trặc: có tiếng gõ ở đầu máy, đèn check sang…


- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát - Engine Coolant Tempera sensor:

 

Hệ thống cảm biến nước làm mát - Engine Coolant Tempera sensor


+ Chức năng đo nhiệt độ của nước làm mát đồng thời truyền thông tin tới ECU để đưa ra thời gian phun nhiên liệu hợp lý, tốc độ không tải, góc đánh lửa…ngoài ra bộ phận này còn đảm nhận nhiệm vụ điều khiển hệ thống kiểm soát khí thải, chạy quạt làm mát động cơ. 
Khi bộ phận này gặp lỗi Dend check sang với mã lỗi được thông báo, xe ăn xăng, thời gian làm nóng động cơ lâu…

 

- Cảm biến trục khủy - Crankshaft sensor:

Cảm biến trục khủy

+Chức năng: Xác định tốc độ của piston và động cơ. Kết hợp cùng với hệ thống cảm biến trục cảm để xác định được vị trí của piston và vị trí của xupap đê đưa thời gian đánh lửa phù hợp với lương nhiên liệu phù hợp.

Được đánh giá có vai trò hết sức quan trong nếu cảm biến trục khủy xảy ra lỗi động cơ có thể không hoạt động.


- Cảm biến oxy - Oxygen sensor: 


Bộ phận này có nhiệm vụ đo lường oxy dư trong khí thải và truyền tín hiệu thông báo tới bộ điều khiển trung tâm ECU, để có thể điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu vào không khí sao cho phù hợp.

 

Hẹ thông cảm biến oxygen - oxy sensor

 

Cách thức hoạt động của bộ phận cảm biến này 


Khi khí xả thải ra đi qua cảm biến oxy, lúc này cảm biến sẽ sinh ra 1 dòng điện có tỉ lệ đối nghịch với hàm lượng oxy của khí thải . Trường hợp hòa khí ít xăng hay cảm biến oxy cao điện thế do bộ phân này phát sinh sẽ ở trong khoảng 0.1V. Trong trường hợp chế hòa khí giầu xăng hay bộ cảm biến oxy có hàm lượng thấp điện thế lúc này được sinh ra là 0.9V. Dựa vào số điện thế được phát sinh PCM điều chỉnh thời gian mở của kim phun sao cho phù hợp  để đạt được tỉ lệ hỗn hợp giữa không khí, xăng 14.7:1.

Cảm biến oxy có mức ảnh hưởng lên tới 30% đến quá trình điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ

<Các bộ cảm biến đều được nhà sản xuất lựa chọn vị trí phù hợp, đồng nhất với động cơ và hộp số nhằm thông tin cho bộ phận Computer (PCM hay Powertrain Control Module) của động cơ hay computer của hộp số về dấu hiệu bất thường>

 

Vị trí của bộ phận cảm biến


Bộ phận này nằm ở gần cuối ống khí thoát cháy. Bộ phận cảm biến thứ 2 có thể được đặt ở vị trí sau bộ lọc khí thải. Mục đích của bộ phận cảm biến oxy xác định tính năng làm việc của chính bộ lọc khí thải này. Các dòng xe mới hiện nay thường được bố trí từ 2 tới 4 bộ cảm biến oxy phân bố trên các nhánh của ống khí thải.


Cấu tạo bộ phận cảm biến oxy


Bộ cảm biến oxy có 2 loại chính là Không nung nóngnung nóng.


+ Cảm biến không nung nóng: Thời gian làm việc sẽ kéo dài hơn và lâu hơn để có thể đạt nhiệt độ làm việc, trong cùng thời gian này động cơ sẽ hoạt động cùng với 1 chế hòa khí không đúng tiêu chuẩn.


+ Cảm biến nung nóng: bên trong có điện trở để làm nóng bộ phận cảm biến nhằm đẩy nhanh quá trình làm việc. 

 

Cách kiểm tra bộ phận cảm biến oxy


Trước tiên sử dụng Volt để kiểm tra nhằm đảm bảo độ chính xác.
Thực hiện đo dòng điện 1 chiều ở mức 1 Volt, đồng dương của dây sẽ kết nối với đầu ra của bộ phận cảm biến oxy thông qua dây nối. Đầu âm kết nối với sườn hay thân máy. Nếu động cơ xe còn nóng, điều chỉnh chìa khóa về vị trí ON nhưng không đề máy, lúc này điện thế từ bộ cảm biến sẽ ở mức 0.4 tới 0.45V

Cam bien oxy - oxygen sensor


Tháo rời đầu nối của bộ phận cảm biến để nối với Volt kế lúc máy còn nóng. Chạy xe và thay đổi tốc độ bằng các lên xuống ga, nếu điện thế phát sinh từ bộ phận cảm biến oxy không được 0.5V bộ cảm biến có thể bị hỏng.

 


Ngay cả lúc dừng hay nổ thì điện thế cũng sẽ ở mức 0.1 tới 0.2 Volts. Chú ý cẩn trọng để không bị hỏng, Bộ cảm biến với nhiều đầu dây, dây cung cấp sấy nóng là 12 Volts.
Nếu bộ phận này được tháo rời sử dụng kẹp để giữ phần thân song song đó dùng mỏ hàn để hàn nóng phần đầu. Điện thế phát sinh từ bộ cảm biến cần đạt mức 0.6V liên tục trong 20 giây.


Một số hư hỏng thường gặp của cảm biến ôxy


Nếu bộ phận này của bạn gặp trục trắc nguyên nhân có thể do muội than từ các chất phu gia: xăng, nhớt. Dấu hiệu có thể nhận thấy ngay là mức tiêu thị nhiên liệu cao, động cơ yếu. 
Khi cảm biến oxy hư đèn check sẽ sáng, tốc độ đạt được sẽ không như mong muốn, tiêu hao nhiên liệu…

 

Câu hỏi cách kiểm tra cảm biến oxy

Tham khảo phần trả lời:


Kiểm tra cảm biến ôxy

 

Tham khảo thêm: 

[HỎI-ĐÁP] Hóa chất vệ sinh kim phun, buồng đốt ô tô

[Toàn tập] Hướng dẫn CHI TIẾT đánh bóng xe ô tô SÁNG NHƯ MỚI

Ô tô bị NGẬP nước cần làm gì? 12 cách PHÁT HIỆN xe ngập nước

Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.