Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Đại: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Tấn: 0931790135

Những điều bạn cần biết về cách tính công suất máy nén khí

đánh giá (0 đánh giá)

Máy nén khí là một thiết bị được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hiện nay. Chính vì nhu cầu sử dụng rộng rãi đó mà có khá nhiều các dòng máy bơm hơi cao áp đã ra đời. Máy nén khí có khá nhiều các hình dạng, kích cỡ và công suất khác nhau. Đấy là còn chưa kể có quá nhiều các hãng sản xuất máy nén hơi cho bạn lựa chọn nữa. Bạn dường như bị choáng ngợp trước các dòng máy khí nén mà không biết nên chọn loại nào cho phù hợp. Vấn đề quan trọng ngoài xác định giá máy nén khí mà bạn muốn đầu tư cho sản phẩm này đó chính là vấn đề công suất của máy.

 

công suất máy nén khí

Làm thế nào để xác định công suất của máy nén khí cho chính xác?

 

Công suất của máy bơm hơi khí nén được thể hiện thông qua đâu?

Công suất của máy được thể hiện qua thông số kỹ thuật ghi trên máy. Chúng tôi sẽ điểm qua một vài thông số kỹ thuật quyết định đến công suất của máy mà bạn thường gặp sau đây:

1. Lưu lượng của khí nén thường được tính theo các đơn vị tiêu biểu như lít/phút, m3/phút, CFM, hay là Nm3/phút  …

Công thức quy đổi giữa các đơn vị là:

  • 1 m3/phút = 1000 lít/phút
  • 1 m3/phút =  1,089 x 1 Nm3/phút
  • 1 CFM = 0,0283 m3/phút

2. Áp lực khí nén của máy nén khí thường được tính theo đơn vị là Mpa, bar, kgf/cm2, psi, hoặc là atm… Đây là một giá trị quan trọng trong việc bạn nên cân nhắc mua máy nén khí nào.

Công thức quy đổi giữa các đơn vị là:

  • 1 Mpa = 10 bar
  • 1 atm pressure = 1,01325 bar
  • 1 bar = 14,5038 psi
  • 1 bar = 1,0215 kgf/cm2

 

Đồng hồ đo áp lực khí nén

Áp lực khí nén được thể hiện trên đồng hồ đo áp lực của máy nén

 

Công suất máy nén khí thường sử dụng là Kw hoặc HP được quy đổi theo công thức sau:

  • 1kw = 1,35 HP

 

Cách tính công suất bình bơm hơi:

Theo như quá trình tư vấn thực tế, ví dụ khách của chúng tôi muốn mua một chiếc máy nén khí cho một tiệm sửa xe chẳng hạn, không bao giờ chúng tôi khuyên khách nên mua máy này hay máy kia luôn mà sẽ phải hỏi cặn kẽ trong tiệm sửa xe của khách có dùng những thiết bị khí nén nào để tư vấn cho phù hợp.

Để tính toán nhằm ra một giá trị công suất máy nén khí chính xác nhất thì người ta thường làm theo các bước sau:

Tính tổng công suất tiêu thụ khí của các thiết bị khí nén trong hệ thống máy nén khí. Nguồn lưu lượng khí tiêu thụ cho từng thiết bị thường được ghi ở trên thân các thiết bị sử dụng. Điều này sẽ tương tự công suất tiêu thụ của các thiết bị điện.

Bước 1: Công suất tổng của hệ thống khí nén ( m3/min) = công suất tiêu thụ khí nén của thiết bị 1 + công suất tiêu thụ khí nén của thiết bị 2+ …

Bước 2: Sau khí ra kết quả của tổng thì bạn nhân 1.2 hệ số tổn thất của đường ống.

Bước 3: Sau khí ra kết quả nhân thì bạn cần phải nhân với thời gian mà các thiết bị hoạt động (đơn vị tính theo giờ). Chúng ta lấy ví dụ nếu các thiết bị chạy trong khoảng thời gian 30 phút thì hệ số thời gian sẽ là 0.5 (giờ). Đây chính là giá trị thông số khó xác định chính xác một cách tuyệt đối. Nếu bạn tính toàn thời gian thì lại chọn máy có công suất quá lớn, nếu tính ít thì lại không đủ khí nén cung cấp cho toàn bộ hệ thống.

Tóm lại công thức tính lưu lượng của máy nén khí sẽ là:

Lưu lượng máy nén khí = công suất ( m3/min) x 1.2 x hệ số thời gian.

Tính được lưu lượng khí nén cần dùng trong hệ thống, bạn sẽ lựa chọn được công suất của máy nén khí sao cho phù hợp nhất thông qua những thông số kỹ thuật ghi trên máy.

 Những lưu ý khi lắp song song 2 máy nén khí khác công suất

Máy nén khí Pegasus 3HP có công suất lớn

Yếu tố làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công suất của máy nén khí:

Vấn đề rò rỉ khí nén đã được chúng tôi nhắc đến trong những bài trước đây.Rò rỉ khí nén chính là hiện tượng khí nén rò rỉ ra khỏi bình tích khí hoặc là trên đường ống dẫn khí. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công suất của máy nén khí. Nguyên nhân của hiện tượng này đó chính là do trong hệ thống của máy nén khí, các đường dẫn khí và những chi tiết của hệ thống máy nén khí bị hỏng mà ta không phát hiện ra để sửa chữa cũng như khắc phục nhanh chóng. Đây chính là một lỗi khá nghiêm trọng. Nếu trong hệ thống khí nén của bạn có hiện tượng rò rỉ khí nén thì điều này có thể làm giảm khoảng 1/3 công suất của máy nén khí mà bạn chọn. Không những thế, rò rỉ khí nén gây ra vấn đề giảm áp trong toàn hệ thống chính vì thế mà hệ thống máy móc sử dụng khí nén cũng sẽ bị ảnh hưởng và các các chi tiết bên trong máy nén khí cũng hỏng vì phải hoạt động quá công suất.

 Cách phát hiện hiện tượng rò rỉ trên đường ống dẫn khí nén.

 

đường ống khí nén

Rò rỉ khí nén trên đường ống dẫn khí là một việc thường hay xảy ra

 

Phương pháp giữ ổn định công suất cho máy nén khí trong thời gian máy hoạt động

1. Sử dụng mức áp suất đã được các nhà sản xuất cài đặt sẵn:

-    Đối với những người dùng chưa có kinh nghiệm thì họ chưa biết cách tự điều chỉnh mức áp suất sao cho thích hợp nhất đối với công việc của mình. Chính vì vậy nên họ thường để mức áp suất gần như lớn nhất theo như thiết kế của nhà sản xuất. Điều này có một lợi thế là thuận tiện cho việc bổ sung thêm các thiết bị và dụng cụ sử dụng khí nén khác và trong hệ thống mà không sợ làm ảnh hưởng đến toàn bộ khí nén. Tuy nhiên nhược điểm đó là, nếu như hệ thống của bạn có ít thiết bị sử dụng khí nén mà bạn vẫn để mức áp suất lớn nhất thì máy sẽ chạy hết công suất, gây ra hệ lụy là tiêu tốn điện năng khá lớn cho doanh nghiệp của bạn.

2. Giảm công suất của máy nén khí sao cho phù hợp với hệ thống của bạn:

Trong quá trình tư vấn, chúng tôi gặp phải trường hợp: Có một khách hàng thuộc một công ty gọi cho chúng tôi thắc mắc tại sao tại công ty họ sử dụng khí nén có áp suất thấp hơn so với áp suất của máy nén  mà điện năng hàng tháng vẫn bị tăng. Cụ thể, công ty sử dụng một chiếc máy nén khí piston với áp suất yêu cầu ở nơi sử dụng chỉ từ từ 5-6 bar. Chúng tôi đã hướng dẫn khách hàng kiểm tra xem mức áp suất cài đặt của máy là bao nhiêu. Hóa ra, áp suất cài đặt ở trạm máy nén là khoảng 7-9bar. Đây là mức áp suất cao so với áp suất thực tế của khí nén cần trong hệ thống của họ. Công ty họ đã nghiên cứu và giảm đi mức áp suấ là 0,4 bar.

Nhờ có phương án này nên công ty của họ đã tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ khá lớn, chính xác trên thực tế là giảm được 2,9% lượng điện tiêu thụ. Với những doanh nghiệp sản xuất lớn thì mức  2,9% chính là một con số không  hề nhỏ. Điều này giúp tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối lớn trong quá trình gia công sản xuất.

 Hướng dẫn đều chỉnh áp suất máy nén khí chuẩn xác nhất

Điều chỉnh công suất máy nén khí

Điều chỉnh công suất máy nén khí là điều cần làm để hệ thống khí nén ổn định

 

3. Luôn thực hiện hạn chế tối đa mức độ rò rỉ khí nén trong hệ thống làm giảm thiểu tối đa sự thất thoát công suất của máy nén:

Vấn đề rò rỉ khí có thể xảy ra ở bất kì đâu trong hệ thống khí nén của bạn: từ đầu hệ thống cung cấp khí cho máy nén đến hệ thống ống dẫn máy nén khí. Song sẽ có một số vị trí dễ bị rò rỉ hơn các nơi khác đó chính là:

  • Đoạn ống dây dẫn hơi máy nén khí từ bình dầu lên đến két tản nhiệt
  • Các loại khớp nối hoặc là những đoạn bị uốn cong bên trong hệ thống
  • Các bộ phận lọc đường ống bị hỏng joăng, dẫn đến khí nén bị thoát ra ngoài.
  • Khí nén thất thoát tại các van: van xả xì, van hút và các loại van điều chỉnh áp suất
  • Bộ phận két tản nhiệt bị thủng
  • Rò rỉ tại các điểm ngắt kết nối hoặc là các vòng đệm
  • Rò rỉ khí nén tại các van điều khiển đóng mở

Các kết nối giữa ống dẫn khí, dây hơi tự rút,  các loại khớp nối, các bộ phận van điều khiển, các loại vòng đệm và phớt mòn chính là những tác nhân gây nên các rò rỉ lưu lượng khí nén thông thường làm giảm công suất của máy nén. Bạn có thể kiểm soát sự rò rỉ bằng cách đơn giản là thắt chặt những điểm kết nối, hoặc là tiến hành lắp đặt hệ thống khí nén đúng cách. Chính bởi vậy mà khâu tiến hành lắp đặt đường ống dẫn khí nén, các loại khớp nối, các loại van...chính là công việc quan trọng để đảm bảo công suất của máy nén khí.

Việc sử dụng các loại máy nén cũ cũng là một nguyên nhân là cho công suất của máy không đúng như tính toán. Công suất của máy cũ không thể bằng được so với các dòng máy mới. Chính bởi vậy, trong quá trình sử dụng, nếu máy nén bị quá cũ thì tốt nhất bạn nên thay thế bằng một chiếc máy mới.

 

Mời các bạn xem thêm những khuyến cáo khi điều chỉnh áp suất máy nén khí tại đây:

 

Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.