Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Yên: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Hoài: 0931790135

Nên mua máy ra vào lốp loại nào với giá bao nhiêu tiền?

đánh giá (0 đánh giá)

Máy ra vào lốp giá bao nhiêu? Nên mua máy nào?

Hiện nay, mọi xưởng sửa chữa xe con, xe máy hay xe tải đều nên có một chiếc máy ra vào lốp trong nhà. Nguyên nhân rất đơn giản: kinh tế đi lên, nhà nhà đều có, nếu mình không có thì mất khách về tay đối thủ. Hiếm có khách nào chấp nhận cho bạn làm lốp con xe SH thân yêu của họ bằng tay, vì dễ xước vành xe của họ.

Bài viết này hi vọng sẽ giải đáp được một số câu hỏi mà người đi mua máy ra vào lốp luôn đặt ra đầu tiên:

1. Máy ra vào lốp mới giá bao nhiêu?

Vào vấn đề luôn. Một chiếc máy ra vào lốp xe máy có giá tối thiểu 13-14.000.000đ, máy tốt giá khoảng 15.000.000đ, máy cao cấp thì còn có thể đắt hơn vài triệu. Lưu ý đây chỉ là giá của máy làm lốp xe máy, còn máy làm lốp ô tô và xe tải thì giá sẽ cao hơn nhiều.

Konia K1018B. Một trong những model giá tốt, nhưng không cắt giảm chất lượng.

Máy càng rẻ thì càng dễ bị ăn bớt những chi tiết sau đây:

- Mô tơ: Máy tốt, như của hãng Bright chẳng hạn, sẽ dùng mô tơ dây đồng 1.1kw, cho mâm quay khỏe và chịu tải tốt. Máy kém hơn sẽ dùng mô tơ 0.5kw hoặc 0.75kw. Máy kém hẳn thì dùng mô tơ dây nhôm, cháy là đồng nghĩa chia tay máy. Mô tơ dây đồng bền hơn, và nếu có cháy thì quấn lại là chạy tiếp.

- Xi lanh kẹp lốp: Máy tốt sẽ có xi lanh dài chiều tối thiểu 320mm. Ở máy kém thì các con số này sẽ nhỏ hơn, chỉ là 300mm hoặc ngắn hơn nữa.

Hãy kiểm tra chiều dài xi lanh kẹp lốp.

- Lọc dầu và điều áp: Bộ lọc dầu giúp bổ sung dầu vào khí trước khi đi vào máy, từ đó bôi trơn và chống khô cằn cho các loại phớt ở khắp bên trong thân máy. Bộ điều áp giúp giảm áp của các loại máy nén khí to xuống phù hợp với tiêu chuẩn của máy (8-10 bar), nếu không có điều áp thì áp lực quá cao có thể khiến dây hơi bên trong máy thủng, bục. 2 món này rất quan trọng, và máy rẻ thường không dám bớt hẳn, nhưng sẽ dùng loại kém hơn, hoạt động không chuẩn, từ đó làm giảm tuổi thọ máy.

Lọc dầu và điều áp loại tốt.

- Mâm kẹp lốp: Máy ra vào lốp cỡ nhỏ, chủ yếu dùng cho xe máy thì mâm kẹp ngoài tối thiểu cũng thường ở mức 10-18”. Tuy nhiên, hiện nay có một số loại máy giá rẻ tìm cách cắt giảm mâm xuống 10-17”, và khai man trên giấy tờ là 10-18”. Người mua nên dùng mắt thường và đo đạc để phân biệt các loại máy này.

- Mỏ vịt: Mỏ vịt tốt sẽ được làm bằng thép đặc biệt, rất bền và gần như không bao giờ phải thay thế, trừ trường hợp làm hàng trăm lốp mỗi ngày (nhà máy). Máy rẻ thì lại dùng mỏ vịt kém hơn, chất liệu bóng lộn, rỉ rất nhanh theo thời gian.

- Đồng hồ bơm lốp: Máy xịn sẽ có đồng hồ bơm lốp xịn, mua lẻ sẽ có giá lên đến 7-800.000đ. Máy rẻ thì dùng đồng hồ kém, mua ngoài chợ chỉ 200.000đ .

Nhìn vào các gạch đầu dòng trên, có thể rút ra kết luận ngay là “tiền nào của nấy”. Bạn bớt được của cửa hàng đồng nào thì thực chất số tiền đó bạn đang bớt của chính chiếc máy mình đang mua về. Hãy cân nhắc kĩ trước khi quyết định mua máy giá bèo.

 

2. Nên mua máy ra vào lốp cũ hay mới?

- Máy mới: Đắt. Như nói ở đầu bài, máy mới loại tạm tạm thì giá cũng tối thiểu là 13.000.000đ. Nhưng đồ mới, có bảo hành (nếu mua ở công ty tốt), và quan trọng là dễ tìm phụ tùng thay thế để đảm bảo máy dùng lâu dài.

- Máy cũ: Rẻ, giá chỉ bằng một nửa máy mới. Tuy nhiên đi kèm nhiều rủi ro:

+ Không thể biết máy đã dùng bao lâu, đã qua sửa chữa nhiều chưa. Nếu gặp máy đã già cỗi được mông lại, tuổi thọ nó sẽ chỉ là 1-2 năm so với 10 năm của máy mới.

+ Dịch vụ bảo hành: Tùy cửa hàng bán máy cũ sẽ có chính xác khác nhau, nhưng thường họ chỉ bảo hành tối đa 1 tháng, thâm chí nhiều cửa hàng bán xong sẵn sàng chối trách nhiệm ngay. Rất hên xui.

+ Phụ tùng: Máy cũ thường được đi gom từ rất nhiều nguồn từ đủ mọi loại quốc gia, nên việc cung cấp phụ tùng gần như là không thể.

Vậy nên kết luận ở đây là cũ hay mới thì đều có ưu nhược điểm, hãy chọn máy phù hợp với điều kiện tài chính và khả năng chọn hàng của bạn.

Máy ra vào lốp cũ tại một shop chuyên hàng bãi

 

3. Mua máy ra lốp nào cho phù hợp với xưởng?

Với câu hỏi này, người viết xin đưa ra một số gạch đầu dòng về đặc thù của công việc sẽ yêu cầu máy ra sao. Người mua có thể dựa vào để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất:

- Làm lốp xe đạp điện, xe máy điện: Cần có chấu kẹp cao, bởi lốp của các loại xe máy thường gắn mô tơ hoặc phanh đĩa. Chấu kẹp cao cho phép úp mặt bánh xe có mô tơ xuống dưới và làm lốp bình thường. Chấu thấp thì không thể, vì khoảng cách từ bánh xe tới mâm kẹp quá nhỏ.

Máy phải có chấu cao để có thể làm lốp xe điện

- Làm lốp xe tay ga: Chấu kẹp thấp có thể làm bình thường, nhưng chấu cao vẫn có ích, vì một số loại lốp xe máy rất mỏng, đẫn đến mỏ vịt không xuống được tận nơi. Vấn đề chính cần nói đến ở đây là kích cỡ mâm kẹp. Thường thì mâm kẹp 10-18” (kẹp ngoài vào) là đủ, bởi 99% loại xe máy trên thị trường có bánh xe trong khoảng này. Tuy nhiên, rất nhiều tiệm sửa xe máy lại kiêm luôn cả chức năng vá lốp xe con. Nếu bạn có định kiêm nghiệm như vậy, hãy cân nhắc mua máy có mâm kẹp lớn hơn một chút khoảng 10-20” để có thể thoải mái làm việc hơn.

- Làm lốp xe con, xe du lịch:

+ Khoảng chấu kẹp:Phải đủ lớn, 10-20”, 10-22” hoặc 11-24”

+ Khoảng cách từ cột máy tới tâm mâm kẹp lốp:Phải đủ rộng, tối thiểu 65cm để có thể làm được các loại lốp dầy, lốp béo. Máy giá rẻ thường ngắn và nhỏ, dẫn đến khoảng cách này chỉ còn khoảng ~55cm, và sẽ gặp khó khăn khi làm lốp cỡ lớn. Ở máy ra vào lốp xe máy thì khoảng cách này chỉ là 50cm.

 

Khoảng cách từ cột máy tới tâm mâm phải đủ rộng để làm lốp cỡ lớn

+ Kích cỡ xi lanh kẹp lốp: Đặc điểm này quan trọng hơn kích cỡ chấu kẹp rất nhiều, bởi bánh xe con lớn hơn 20” rất ít. Quan trọng là máy có đủ khỏe không. Để kẹp lốp khỏe thì xi lanh phải dài, vì vậy máy làm lốp xe con phải có xi lanh dài tối thiểu 380mm. Máy thật khỏe sẽ có xi lành dài trên 400mm.

- Làm lốp xe tải, xe công: Hiện nay với các loại lốp xe này, hình thức làm bằng tay vẫn được ưa chuộng, bởi chi phí cho máy ra vào lốp thân nằm vẫn đang cao (tối thiểu 80.000.000đ cho máy Trung Quốc). Nhưng nếu có thể, hãy đầu tư bởi nó sẽ làm cho công việc của bạn trôi chảy hơn gấp 3-5 lần, và đòi hỏi ít người làm hơn. Máy ra vào lốp thân nằm thường có đường kính kẹp 13-26”, 14-36”, hoặc có máy lên đến 56”, làm việc tốt với mọi loại xe công trường, xe siêu trọng.

Một model máy làm lốp cỡ lớn của hãng Bright

 

Bài viết xin được kết thúc tại đây, nếu bạn cần tham khảo các loại máy ra vào lốp chất lượng cao do Công ty Trường Sa cung cấp, xin tham khảo tại đây:

http://thietbig20.vn/may-ra-vao-lop

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hoặc cần tư vấn sản phẩm, xin vui lòng liên hệ:

Chi nhánh Hà Nội: 0966 709 119 - 0981 198 178

Địa chỉ: Số 6, ngõ 15, đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, Hà Nội (cách bến xe Nước Ngầm 500m).

Chi nhánh Sài Gòn: 0938 422 135

Địa chỉ: Số 459, Phan Văn Trị, P. 5, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Đà Nẵng: 0932 703 046

Địa chỉ: 340, đường Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng.

Email: thietbig20@gmail.com (Hà Nội) và thietbig20.sg@gmail.com (Sài Gòn)

Facebook: https://www.facebook.com/thietbig20

Website: thietbig20.vn - maynenkhipro.vn

 
Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.