Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Đại: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Tấn: 0931790135

Hướng dẫn CHI TIẾT cách thay thế lọc gió máy nén khí NHANH NHẤT

đánh giá (0 đánh giá)

Bạn đang cảm thấy hệ thống khí nén của mình hoạt động không hiệu quả? Vậy thì cách đơn giản nhất là hãy xem lại xem bạn thực hiện thay thế bộ phận lọc gió cho máy nén khí bao lâu rồi? Nếu câu trả lời là đã lâu hoặc là thậm chí chưa bao giờ nghĩ đến việc thay thế bộ phận lọc gió thì đúng là một sai lầm trong quá trình sử dụng hệ thống khí nén của bạn.

Bạn đang thắc mắc là tại sao lại là sai lầm? Lọc gió bé tí ti như thế thay hay không thay ảnh hưởng gì đâu? Chúng tôi sẽ cho bạn biết bạn sai lầm ở đâu ngay tại phần dưới đây thôi.

 

Tóm tắt nội dung:

3 tác hại NGUY HIỂM khi không thay lọc gió máy nén khí thường xuyên

Bao lâu nên thay lọc gió 1 lần?

5 bước bảo dưỡng lọc gió NHANH và HIỆU QUẢ nhất là gì?

4 loại bộ lọc gió đang được sử dụng phổ biến hiện nay

 

 

Để có thể đảm bảo cho hệ thống khí nén vận hành một cách liên tục và ổn định trong suốt quá trình sản xuất, thì việc bảo dưỡng thường xuyên máy nén khí cùng những chi tiết quan trọng của hệ thống theo khuyến cáo của các nhà sản xuất chính là phương án tốt và an toàn nhất để đạt được mục tiêu năng suất làm việc. Tuy nhiên trên thực tế vì có khá nhiều lý do khác nhau như: Chỗ đặt Máy nén khí, máy sấy khí có khá nhiều bụi bẩn, nhiệt độ của phòng máy bị lên quá cao, yếu tố đối lưu gió chưa được đảm bảo đã dẫn đến việc làm giảm thời gian sử dụng của những phụ kiện quan trọng trong máy nén khí như bộ phận lọc gió, lọc dầu, bộ phận lọc tách dầu. Mặt khác thì công việc bảo dưỡng bảo trì tuân theo khuyến cáo của các nhà sản xuất ở một số nhà máy chưa được đảm bảo và có sự chệnh lệch về mặt thời gian bảo dưỡng.

 

lọc gió máy nén khí

Lọc gió máy nén khí đóng vai trò quan trọng

 

Để có thể kéo dài tuổi thọ của máy cũng như các linh phụ kiện trong hệ thống khí nén và bảo đảm được sự an toàn cho người vận hành máy nén thì công việc bảo dưỡng thường xuyên và tuân thủ đúng kỹ thuật chính là một điều hết sức quan trọng.

 

Có thể bạn quan tâm:

 Có cần thiết phải sử dụng bộ lọc khí trên đường ống dẫn khí nén không?

 Nguyên lý hoạt động của bộ lọc khí nén.

 

Bộ lọc khí nén là một trong những thiết bị khí nén vô cùng quan trọng trong hệ thống nén khí. Hoạt động của nó đã giúp bảo vệ cho những thiết bị máy móc một cách có hiệu quả. Không khí ở bên ngoài môi trường đi vào trong hệ thống khí nén sẽ chứa rất nhiều bụi bẩn, các cặn dầu và lẫn hơi nước ở trong đó.  Nếu như thiết bị lọc khí hoạt động không được tốt hoặc là hệ thống khí nén không có thiết bị này thì những hạt bụi bẩn này sẽ bị lắng lại trong đường ống dẫn khí, cuộn dây khí nén tự rút hoặc là những thiết bị máy móc. Tình trạng này sẽ khiến cho các bộ phận máy móc bị hoen rỉ gây nên những hư hỏng và gây tốn kém về mặt chi phí sửa chữa cũng như bảo dưỡng máy.

Ống khí nén bị hoen gì

Ống khí nén bị hoen gỉ do hơi nước có lẫn trong khí nén

 

Bao lâu nên thay lọc gió 1 lần?

Lọc gió là bộ phận lọc bụi bẩn của nguồn không khí trước khi nó được đưa vào trong máy nén khí. Chính bởi vậy, bộ phận này rất nhanh bẩn, nhất là đối với trường hợp máy nén khí của bạn làm việc trong môi trường nhiều bụi. Bạn nên tiến hành vệ sinh lọc gió 1 tuần 1 lần.

Đối với trường hợp máy nén khí của bạn hoạt động liên tục thì bạn nên thay thế lọc gió 6 tháng 1 lần.

Bộ phận lọc khí của máy bơm hơi có thể được lắp đặt tại 2 vị trí khác nhau: Một là lắp đặt ở trên đường ống máy nén khí và hai là lắp đặt ở bộ phận cửa hút máy nén khí. Nếu lắp đặt ở vị trí trên đường ống khí nén thì bộ lọc khí này còn được gọi theo một cái tên khác đó chính là bộ lọc đường ống.

Công dụng của bộ phận lọc khí:

  • Tách hơi nước
  • Tách dầu
  • Tách bụi bẩn và những tạp chất ra khỏi khí nén
  • Cung cấp nguồn khí nén sạch hơn, khô hơn nhằm phục vụ cho các thiết bị sử dụng khí nén.

 

Bộ phận lọc khí của máy hơi được bao bọc bởi một khoang chứa bên ngoài làm bằng chất liệu nhựa. Trong quá trình bạn sử dụng thì bạn không nên thực hiện việc mở khoang chứa lọc khí này vì thông thường ở vị trí này loại bỏ được hơn 80% bụi bẩn và khoảng 20% phần bụi bẩn còn lại là được thực hiện bởi bộ phận lọc khí. Nếu như bạn tiến hành mở khoang này ra thì bạn sẽ thấy lượng bụi bẩn bị tích lại tại đây là rất lớn, có thể kết thành lại các mảng bụi có kích thước khá lớn.

Chính bởi vì bộ phận lọc gió khá là bẩn sau một thời gian dài sử dụng bởi vậy nên bạn cần phải tiến hành làm sạch và bảo dưỡng nó một cách thường xuyên để cho chi tiết có thể hoạt động một cách thông suốt mang lại một hiệu quả tốt nhất. Theo như các chuyên gia về kỹ thuật thì tốt nhất định kỳ 6 tháng một lần bạn nên tiến hành thay thế bộ lọc một lần. Tuy nhiên điều này còn bị phụ thuộc vào điều kiện môi trường của máy nén hoạt động mà tiến hành việc thay thế bộ lọc khí của máy nén là nhanh hay là chậm.

Nếu như bạn có nhu cầu tiến hành thay thế bộ phận lọc khí cho máy nén hơi, bạn cần phải quan tâm tới nguồn lưu lượng khí của máy nén. Theo nguyên tắc thì bình thường nguồn lưu lượng khí mà càng lớn thì kích thước của bộ lọc sẽ phải càng lớn theo. Nếu như lưu lượng khí lớn hơn so với kích thước của bộ lọc khí thì điều này sẽ dẫn tới tình trạng bộ lọc bị sụt áp quá cao trong quá trình hoạt động, thậm chí là còn khiến việc móp mép bộ phận lọc khí xảy ra.

Bên cạnh đó thì chất lượng của lọc gió cũng là một vấn đề mà bạn cần phải xem xét. Bạn nên sử dụng những  bộ lọc gió chất lượng cao bởi vì đối với những dòng sản phẩm có chất lượng thì có lớp giấy lọc và bộ lọc khá là ổn định và được thiết kế rất chắc chắn. Điều này sẽ giúp quá trình lọc diễn ra hiệu quả và bền bỉ hơn so với các loại sản phẩm bị kém về mặt chất lượng.

 

Bạn có thể xem chi tiết vai trò của bộ lọc gió máy nén khí tại đây nhé:

 

3 TÁC HẠI khi không tiến hành thanh thế lọc gió thường xuyên:

Thứ nhất, lọc gió là một bộ phận lọc bụi bẩn vào trong khu buồng nén (trục vít, piston,…) ở chỗ này có chứa lẫn dầu chính bởi vậy nên lọc gió mà càng sạch thì khả năng lọc của nó sẽ càng cao. Khi đó thì lượng dầu trong hệ thống sạch hơn đồng thời sẽ giảm áp lực làm việc cho bộ phận lọc dầu. Bộ phận buồng nén hay trục piston cũng hoạt động ổn định hơn.

Thứ hai, do mức độ lọc của lọc gió có thể đến 5-10µm, chính bởi vậy mà khả năng mắt thường chúng ta không nhìn thấy nên chúng ta tưởng lọc gió vẫn còn rất sạch. Tuy nhiên nếu bạn không tiến hành thay thế lọc gió thường xuyên thì khả năng lọc của nó sẽ bị giảm đi.

Thứ ba, khi mà bộ phận lọc gió bị nghẹt quá, áp lực chênh lệch trước và sau lọc sẽ bị quá lớn. Điều này  có thể dẫn tới hiện tượng móp và rách lọc gió. Nếu như bạn không tiến hành kiểm tra thì sẽ có rất nhiều bụi bẩn và vật thể có thể bị hút vào buồng máy. Điều này nguy cơ lớn có thể gây ra hiện tượng bó trục đầu nén, điều này gây nên việc tắc lọc dầu và phần nhiệt độ máy sẽ trở nên cao hơn khi mà máy hoạt động.

Đừng để cảm giác đánh lừa bạn, lọc gió chính là là một bộ phận cực kỳ quan trọng đối với việc vận hành máy nén khí và tuổi thọ của máy. Chính bởi vậy mà bạn hãy đảm bảo rằng tất cả các phụ tùng của bạn hoạt động tốt, như vậy thì hệ thống máy nén khí của bạn sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

 

Nếu bạn bảo dưỡng lọc gió thường xuyên thì sẽ có nhiều lợi ích mà nó mang lại như sau:

Tiết kiệm chi phí:
Chúng ta có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí thông qua việc thay thế lọc gió của máy nén khí một cách định kỳ. Một máy nén khí mà bị bám bụi bẩn ở cửa hút khí thì sẽ làm giảm lưu lượng của dòng khí ra. Bởi vậy, hiệu quả chuyển đổi giữa lượng điện năng tiêu thụ so với lưu lượng khí nén được tạo ra sẽ bị sụt giảm, thậm chí phần chi phí còn cao hơn khá nhiều so với công việc thay thế một bộ lọc mới. Bởi vậy, chúng ta không nên vận hành hệ thống máy nén khí khi bạn chưa lắp bộ lọc gió ở cửa hút.
Nếu máy nén khí của bạn được lắp đặt ở một môi trường có khá nhiều bụi bẩn như các xưởng kim loại, các xưởng chế biến gỗ hoặc những xưởng phun cát thì chúng ta nên thiết kế một phòng máy riêng để đặt máy nén khí hoặc có thể lắp đặt đường ống dẫn khí vào nhằm cung cấp khí sạch cho phòng máy nén khí. Bạn hãy làm điều này vì mục tiêu bảo vệ hệ thống máy và vì chính sức khỏe của bạn. Hơn thế nữa, công việc này sẽ giúp cho chúng ta tránh được rất nhiều vấn đề về sửa chữa máy nén khí đặc biệt là khi bộ lọc
gió máy nén khí bị kẹt dẫn đến máy nén khí bị quá nhiệt và ngắt

Tham khảo thêm:

 Nguyên nhân khiến máy nén khí bị dừng khi quá nhiệt độ


Tiết kiệm điện năng:
Lọc gió được chọn phù hợp với lưu lượng làm việc của bạn: phần lưu lượng càng lớn thì càng đòi hỏi bộ lọc có kích thước càng phải lớn. Nếu như lưu lượng quá lớn so với kích thước của bộ lọc gió , thì sẽ dẫn đến việc bị sụt áp trên bộ lọc sẽ trở lên quá cao thậm chí điều này còn gây ra móp méo và thủng bộ lọc.
Mức cản trở lưu lượng sẽ tăng cùng với việc tăng của khối lượng bụi: theo thời gian thì bụi bẩn sẽ bị tích lũy càng nhiều trên bề mặt của bộ phận lọc gió. Phần bụi bẩn này sẽ làm tăng mức độ sụt áp (điều này được đo bằng mBar). Chúng ta không nên để độ sụt áp này trở lên quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến điện năng tiêu thụ của máy. Mức sụt áp 25mBar qua bộ lọc gió sẽ có thể làm giảm lưu lượng khí nén ở đầu ra của máy nén khí là khoảng 2%.


Bộ lọc khí nén là một phần quan trọng của máy nén khí

 

Bạn có thể tiến hành vệ sinh lọc gió máy nén khí khi chưa đến thời gian thay lọc tuy nhiên bạn cần phải tránh vệ sinh lọc gió bằng hơi có lẫn hơi nước bởi vì như vậy sẽ làm cho các lỗ thông thoát trên giấy lọc bị nghẹt thêm. Có khá nhiều người mắc phải lỗi này. Bạn hãy tiến hành vệ sinh lọc khi mà đảm bảo rằng khí ra của bạn hoàn toàn sạch. Và khi đến thời gian thay lọc định kỳ, thì bạn nên tuân thủ phương pháp bảo dưỡng định kì.

 

5 bước bảo dưỡng và thay thế lọc gió máy nén khí NHANH VÀ HIỆU QUẢ nhất:

Cách bảo dưỡng và thay thế bộ phận lọc khí:

  • Bộ phận lọc khí cần phải được tiến hành vệ sinh làm sạch thường xuyên, nếu như trở thành màu đỏ thì bạn cần phải nhìn vào lọc khí xem nó có bị tắc không, nếu như tắc thì cần phải tiến hành vệ sinh hoặc là thay thế ngay.
  • Để có thể làm sạch bộ phận lọc khí, bạn cần phải sử dụng khí nén có giá trị không quá 5 bar để làm sạch bụi bẩn và đẩy chúng ra ngoài. Đồng thời với đó nên mở bên dưới khoảng 20 mm tính từ bề mặt bên trong.
  • Tuyệt đối không được tiến hành làm sạch lọc khí bằng nước, tránh va đập trong khi bạn làm vệ sinh, tiến hành thay thế ngay khi mà bộ lọc khí có dấu hiệu hư hỏng và có dầu hoặc là bộ lọc khí quá bẩn mà việc vệ sinh thông thường không thể làm sạch hết được.
  • Tiến hành ấn nút reset sau khi bạn làm sạch hoặc là thay thế bộ lọc cho đến khi các màu trở lại bình thường.
  • Chu kỳ tiến hành thay lọc khí là sau khoảng 3000 giờ làm việc, nếu như điều kiện làm việc quá bẩn thì bạn cần phải tiến hành thay thế sớm hơn để đảm bảo được hiệu quả làm việc.

 

Cách thay thế bộ phận lọc khí:

  • Tiến hành tháo bộ lọc ra khỏi đầu nén bằng cách vặn ren.
  • Mở bộ lọc và tiến hành vệ sinh bên trong, bạn có thể sử dụng khí nén để thổi bụi.
  • Tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh bộ lọc và vặn lại vào đầu nén.
  • Nếu như bộ lọc đã quá xuống cấp, tìm mua và thay thế bộ lọc mới 100%.

 

4 loại lọc gió đang có mặt trên thị trường hiện nay:

Bộ lọc khí thông thường có bốn loại như sau:

  • Bộ lọc khí đơn nhỏ chuyên sử dụng cho các dòng máy máy nén khí nhỏ, mini có công suất từ 1 – 2 HP. Giá 180.000 VNĐ

bộ lọc khí đơn

Bộ lọc khí đơn sử dụng cho máy nén có công suất thấp

  • Bộ lọc khí đôi nhỏ chuyên sử dụng cho dòng máy nén khí không dầu, công suất 1 – 3 HP. Giá 350,000 VNĐ.
  • Bộ lọc khí đơn lớn chuyên sử dụng cho dòng máy nén khí có dung tích bình 50 – 80 lít, công suất máy từ 0.5 HP đến 7 HP. Giá 450.000 VNĐ
  • Bộ lọc khí đôi lớn: đây chính là loại to nhất sử dụng cho máy từ 0.5 HP đến 7.5 HP và chứa tới 2 bộ lọc liên tiếp, mang lại khả năng lọc hiệu quả và nhanh chóng. Giá 750.000 VNĐ

Bạn cần phải xác định được chính xác lưu lượng khí của máy để chọn cho mình bộ lọc khí cho bình hơi khí nén tương ứng, mang lại hiệu quả làm việc cao nhất có thể.

Cảm ơn bạn đang theo dõi bài viết. Nếu có nhu cầu xem thêm các dòng máy nén khí do Việt Nam sản xuất, mời bạn xem thêm Các dòng Máy nén khí Pegasus 2HP chính hãng.

 

Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.