Hà Nội - Trọng: 0966709119

Đà Nẵng - Đại: 0942831348

Sài Gòn - Sương: 0909528125

:

Đà Nẵng - Tấn: 0931790135

Cách tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa mùa nắng nóng

đánh giá (0 đánh giá)

Mùa hè đến, nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao và điều hòa là một trong những thiết bị tiêu tốn nguồn năng lượng điện nhiều trong gia đình. Vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất gần đây là "Cách dùng điều hòa tiết kiệm bằng cách nào?" Bởi vì nó ảnh hưởng đến hóa đơn tiền điện của gia đình. Dưới đây là những cách giúp bạn sử dụng điều hòa tiết kiệm điện mà vẫn đáp ứng được nhu cầu làm mát, đảm bảo sinh hoạt cho cả gia đình bạn trong những ngày nắng nóng. 

Tóm tắt nội dung 

1. Chọn điều hòa công suất phù hợp với diện tích phòng 

2. Đặt điều hòa ở vị trí thích hợp

3. Để nhiệt độ phù hợp

4. Bật/tắt điều hòa đúng cách 

5. Vệ sinh bảo dưỡng điều hòa thường xuyên

6. Chọn chế độ phù hợp để tiết kiệm điện 

7. Sử dụng điều hòa kết hợp với quạt

8. Không nên mua điều hòa giá quá rẻ 

1. Chọn điều hòa công suất phù hợp với diện tích phòng

Nếu điều hòa chạy với công suất quá lớn sẽ gây lãng phí hoặc công suất quá nhỏ sẽ không đảm bảo khả năng làm lạnh. Vì vậy trước khi lắp điều hòa bạn cần tính toán công suất điều hòa phù hợp với diện thích căn phòng để điều hòa có đủ khả năng làm lạnh và tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng. Điều hòa có công suất phù hợp cũng giúp máy ổn đình và bền bỉ với thời gian.

Sử dụng điều hòa có công suất phù hợp với phạm vi làm mát giúp tiết kiệm điện hiệu quả

2. Đặt điều hòa ở vị trí thích hợp

Vị trí đặt điều hòa nên nên là nơi thoáng nhất căn phòng, sao cho khí lạnh có thể lan tỏa ra khắp phòng một cách đồng đều nhất. Hạn chế đặt ở các vị trí như cửa ra vào, cửa sổ và góc phòng.

Đặt điều hòa vị trí thoáng mát

Đối với cục nóng nên đặt vị trí có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và cách tường 30cm, nhằm hạn chế tối đa nhiệt độ từ mặt trời làm nóng cục nóng để giúp cho máy nén làm việc hiệu quả hơn, đỡ tốn điện năng. 

3. Để nhiệt độ phù hợp 

Với thời tiết như ở Việt Nam, mức độ phù hợp sẽ là 23-25 độ vào ban ngày và 25-28 độ vào ban đêm, nhiệt độ không chênh quá nhiều so với ngoài trời. Vừa tốt cho sức khỏe lại giúp bạn sử dụng điều hòa tiết kiệm hơn. 

Nhiệt độ chuẩn khi bắt đầu bật điều hòa

Lưu ý: Khi mới bật điều hòa, người dùng không nên hạ xuống 16 độ việc làm này vừa khiến thiết bị hoạt động quá tải lại gây lãng phí điện và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

4. Bật/tắt điều hòa đúng cách 

Có nhiều người vẫn còn thói quen nghĩ rằng bật điều hòa cho phòng mát sau đó lại tắt đi, khi nhiệt độ phòng nóng trở lại thì tiếp tục bật điều hòa như thế cho tiết kiệm điện. Tuy nhiên, thao tác bật/tắt liên tục như vậy khiến máy giảm độ bền, tiêu tốn nhiều điện năng.

Cách dùng điều hòa tiết kiệm nhất đó là nên tắt điều hòa trước 30 phút khi có ý định ra ngoài, trong khoảng thời gian đó phòng vẫn mát tắt đi sẽ tiết kiệm điện hơn. Đồng thời nhiệt độ hạ từ từ để cơ thể thích ưng khi ra ngoài sẽ không bị sốc nhiệt. 

Sau khi tắt bằng điều khiển, hãy ngắt luôn cả Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) để tránh tình trạng máy lạnh vẫn tiêu thụ điện năng ngầm. 

5. Vệ sinh bảo dưỡng điều hòa thường xuyên 

Điều hòa hoạt động lâu ngày sẽ lưu lại nhiều bụi bẩn, các bộ phận cần phải sửa chữa hoặc thay thế. Đối với việc vệ sinh, đặc biệt là phần lọc gió của điều hòa, bạn có thể làm tại nhà từ 1-3 tháng/ lần sẽ giúp loại bỏ lớp bụi bẩn và tăng cao hiệu suất làm lạnh của điều hòa. Với chu kỳ bảo dưỡng, kiểm tra hỏng hóc hay thay gas... bạn nên xử lý it nhất 6 tháng/ lần và nên làm vào mùa đầu lạnh. 

Vệ sinh điều hòa thường xuyên

>> Tham khảo: Hướng dẫn CHI TIẾT cách vệ sinh điều hòa tại nhà ĐƠN GIẢN dễ thực hiện

6. Chọn chế độ phù hợp để tiết kiệm điện 

Nguyên lý hoạt động của chế độ Cool (biểu tượng bông tuyết) điều hòa lấy nhiệt độ nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp nhiệt độ trong phòng hạ xuống nhanh nhưng điện năng tiêu thụ cho hoạt động này là khá nhiều. 

Trong khi đó, hoạt động của chế độ Dry (biểu tượng giọt nước) điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra ngoài trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn. Chế độ này tiêu thụ điện năng ít hơn so với chế độ Cool.

Nhưng vào những ngày nắng nóng oi bức độ ẩm trong phòng không khí thấp thì chế độ Dry sẽ không phát huy được hiệu quả như mong muốn, ngược lại còn hút hết độ ẩm trên da gây cảm giác khô. Vì vậy trước khi bật điều hòa kiểm tra độ ẩm dưới 60% thì nên chuyển sang chế độ Cool để giúp không khí được lưu thông và tăng độ ẩm trong phòng. 

Các chế độ, biểu tượng trên điều hòa 

Sử dụng chế độ Sleep (chế độ ngủ) và hẹn giờ tắt qua đêm, đa phần các điều hòa thế hệ mới đều được trang bị chế độ ngủ giúp tự động điều chỉnh phù hợp trong đêm khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống, đảm bảo người dùng có giấc ngủ ngoải mái, dễ chịu. Nếu điều hòa của bạn không có tính năng này, hãy tính toán và hẹn giờ tắt máy vào ban đêm để đem lại sự thoải mái trong giấc ngủ và cũng giúp tiết kiệm điện hiệu quả. .

Dùng chế độ SLEPP của điều hòa giúp bạn tiết kiệm điện tối đa

7. Sử dụng điều hòa kết hợp với quạt

Phòng có điều hòa nên kết hợp cùng quạt sẽ giúp hơi mát của điều hòa được phân bổ, lưu thông khí mát trong phòng. Điều này có nghĩa bạn không cần giảm nhiệt độ xuống quá thấp mà nhiệt độ phòng cũng rất mát, điện năng tiêu thụ ít hơn. Ngoài ra, quạt sử dụng điện ít hơn điều hòa nên kết hợp cả hai thiết bị này sẽ tiết kiệm được nhiều năng lượng. 

Sử dụng điều hoà kết hợp quạt để tăng hiệu quả làm mát, giúp tiết kiệm điện.

8. Không nên mua điều hòa giá quá rẻ

Hiện nay trên thị trường có các dòng điều hòa đa dạng từ mẫu mã đến giá thành, giúp người dùng có nhiều lựa chọn trong việc lắp điều hòa. Tuy nhiên, khi lựa chọn điều hòa người dùng cũng cần lưu ý không nên chọn điều hòa quá rẻ hoặc đã qua sử dụng trên 4 năm. Chỉ nên mua máy còn chạy tốt, đã qua sử dụng nhưng không quá cũ nát. Về nguyên tắc, máy càng cũ thì càng tốn điện vì vậy mua máy quá cũ là không nên. Các bạn có thể tham khảo một số hãng điều hòa được người dùng ựa chuộng như: điều hòa Daikin, điều hòa Panasonic, điều hòa LG,...

Hy vọng với cách dùng máy lạnh tiết kiệm điện mà Thiết Bị G20 đã giới thiệu trong bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn. Bạn không còn phải lo lắng chi phí tiền điện mỗi tháng tăng khi thời tiết nắng nóng và giá điện tăng.

Bình luận về bài viết
  • Đánh giá bài viết:
  • 5 sao
  • 4 sao
  • 3 sao
  • 2 sao
  • 1 sao
captcha
(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.