Back Home

7 Cách giữ xe máy BỀN kéo dài TUỔI THỌ mà người sử dụng xe cần phải biết

- Lượt xem: 2865

(0 đánh giá)

Sở hữu một chiếc xe luôn bền đẹp theo năm tháng là ước muốn của rất nhiều người. Và nếu bạn cũng mong muốn điều này, thì nên tham khảo bài viết về Cách giữ xe máy bền hôm nay của chúng tôi, để biết thêm các phương pháp, kinh nghiệm sử dụng xe tốt nhất.

Một chiếc xe hoạt động với động cơ mạnh, bền, tuổi thọ sử dụng cao, không chỉ giúp chung ta tiết kiệm được chi phí sửa chữa, thay mới. Mà quan trọng hơn, là đẩm bảo được an toàn trong mọi chuyến đi.

Cách sử dụng xe máy bền

Vậy làm thế nào để xe luôn bền, kéo dài được tuổi thọ cho xe? cùng thao khảo 7 phương pháp sau:

 

1. Thay dầu nhớt định kỳ cho xe

Thay dầu nhớt xe máy định kỳ

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, trong việc chăm sóc, và bảo dưỡng xe. Muốn cho động cơ hoạt động một cách em ái, không bị nóng, thì cần phải thay nhớt đúng hạn, theo lịch hẹn của nhân viên chăm sóc xe, hoặc sau khoảng 1.000 - 1.500 km kể từ lần thay trước.

Với xe mới, thì lần thay dầu đầu tiên vô cùng quan trọng, các bạn nên thay ngay sau khi xe đi được khoảng 500km.

Đặc biệt, khi xe đã chay được khoảng 1 vạn (tương đương với 10.000km) thì chúng ta nên thay nước làm mát động cơ, đồng thời thực hiện vệ sin lọc gió cho xe. Vừa giúp động cơ được êm ái, lại tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.

 

2. Kiểm tra động cơ xe thường xuyên

Kiểm tra động cơ xe

Trong quá trình động cơ làm việc và hoạt động, thì cặn bùn sẽ dần được hình thành. Lượng cặn bùn này rất khó để loại bỏ qua đường tháo, xả dầu nhớt thông thường, vì thế mà để lâu sẽ gây hại cho xe.

Sự xuất hiện của lượng cặn bùn, là nguyên nhân khiến cho động cơ mất dần tình bô trơn, công suất làm việc bị giảm, nhiên liệu tiêu hao nhiều, lượng nhiệt tăng cao, tăng độ mài mòn gây giảm tuổi thọ của động cơ.

Dẫn tới nhiều hỏng nghiêm trọng, khó khắc phục, sửa chữa, thậm chí có nhiều trường hợp nghiêm trọng còn phải thay mới.

Để giảm thiểu tình trạng này, tốt nhất, các bạn cần duy trì thói quen thường xuyên kiểm tra động cơ và có tác động bảo dưỡng, chăm sóc cụ thể như: bảo dưỡng chế hòa khí (bình xăng con), vệ sinh bầu lọc khí, làm sạch bugi, căn chỉnh xupap, điều chỉnh côn...

Với các dòng xe ga sử dụng chế độ phun xăng điện tử FI, thì cần vệ sinh kim phun định kỳ, thay thế lọc xăng...

 

3. Đặc biệt lưu ý đối với hệ thống phanh

Hệ thống phanh xe

Đối với hệ thống này, người sử dụng xe cần hết sức lưu ý, bởi đây là bộ phận dễ bị ăn mòn nhất, và cũng là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của bản thân bạn lẫn người xung quanh.

Má phanh hoạt động theo nguyên lý chuyển động năng thành nhiệt năng, từ đó giúp xe giảm tốc độ chính vì thế mà bộ phận này thường bị mòn dần.

Với các xe sử dụng phanh đĩa, thì thường gặp tình trạng đĩa phanh bị vênh, và nếu để lâu thì bạn sẽ phải thay luôn cả đĩa.

Thêm vào đó, dầu phanh cũng có thể bị nhiễm các tạp chất sinh ra bọt khí trong quá trình hoạt động, khiễn phanh bị cứng, giật, giảm hiệu quả.

Lưu ý: Nên kiểm tra và thêm dầu phanh sau khoảng 15.000 - 20.000km. Thay mới trong những trường hợp cần thiết, để đảm bảo an toàn.

 

4. Kiểm tra và thay lốp định kỳ

Kiểm tra lốp trước các chuyến đi

Cũng tương tự như phanh, lốp cũng là một trong những bộ phận nhanh bị mòn và ảnh hưởng tới an toàn khi tham gia giao thông.  Nếu để lốp quá mòn, khi di chuyển, bánh xe hết ma sát, vì thế dễ trơn trượt, nguy hiểm khi đi qua những đoạn đường trơn, khúc cua, hay di chuyển khi trời mưa.

Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp, không nên để lốp quá non hoặc quá căng dễ bị nổ lốp. Nếu lốp non sẽ khiến cho xe trở nên ì ạch, nặng nề, tốn nhiên liệu, nóng máy...

Để đảm bảo an toàn, cũng như tuổi thọ sử dụng của lốp, người sử dụng xe cần kiểm tra lốp xe trước mỗi chuyến đi dài để kịp thời phát hiện các vết nứt, độ mòn bất thườn của lốp, áp suất lốp, dộ dày...

Nên tránh leo vỉa hè, chọn các cung đường đẹp, ít ổ gà, nhiều đá sỏi. Nếu bắt buộc phải đi vào các cung đường xấu thì cần kiểm tra và bơm hơi đầy đủ cho lốp.

Khi thay lốp, nên tới các địa điểm sửa chữa uy tín, để được thay hàng chính hãng, chất lượng tốt

Nên đưa xe đi kiểm tra định kỳ 4.000 km một lần, để kịp thời phát hiện các hư hỏng, hay sự cố bất thường trên xe, trước khi trở nên nghiêm trọng hơn.

 

5. Dán nilon, phủ nano để bảo vệ bề mặt sơn xe

Dán nilon xe máy

Khi xe mới mua, hoặc sử dụng chưa quá 1 năm, bề mặt sơn chưa có nhiều vết xước, thì nên lựa chọn một số phương án bảo vệ màu sơn xe, đối với những vết xước nhỏ, va chạm nhẹ, ảnh hưởng từ thời tiết, mưa bụi, như: dán nilon hay phủ nano cho xe.

 

6. Khi trang bị hệ thống chống trộm cũng cần hết sức lưu ý

Tuy không thể so sánh với ô tô, nhưng xe máy cũng là một tài sản tương đối lớn với mỗi cá nhân, nhất là với các dòng xe tay ga đời mới hiện nay, thì mỗi chiếc cũng có giá lên tới vài chục triệu.

Do đó, nhiều người đã lựa chọn phương pháp lắp khóa chốn trộm để bảo vệ tài sản của mình, tuy nhiên, phương pháp này sẽ tác động trực tiếp vào mạch điện của xe, nên có thể sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thống, các chi tiết sử dụng điện của xe.

Có không ít trường hợp sau khi lắp chống trộm xe hay bị tắt máy đột ngột, không đề được, thậm chí còn gây chập hệ thống điện trong xe. Vì thế, các bạn cần hết sức lưu ý khi lựa chọn loại khóa chống trộm, cũng như nơi cung cấp và địa chỉ thực hiện.

Nếu không rành về máy, thì không nên tự lắp tại nhà, mà chọn các tiệm sửa chữa có uy tín, tay nghề cao để thực hiện.

 

7. Chỉ khởi động xe khi đèn tín hiệu tắt

Cách giữ xe máy bền

Đối với xe tay ga, đa phần được trang bị hệ thống phun xăng điện tử, trên bảng điều khiển của xe sẽ có đèn tín hiệu của bộ phận này.

Nếu khi bạn mở khóa xe lên, mà đèn FI còn sáng, thì điều đó đồng nghĩa với việc hệ thống này vẫn đang thực hiện việc đưa nhiên liệu vào vòi bơm, và chúng ta nên đợi một vài giây, khi đèn tắt, hệ thống đã đủ nhiên liệu thì mới bắt đầu khởi động xe.

Cách này sẽ giúp xe hoạt động chính xác hơn, và hệ thống phun xăng cũng bền bỉ hơn.

Thói quen, khởi động xe ngay khi vừa mở khóa, sẽ khiến cho hệ thống bơm nhiên liệu bị hỏng nhanh hơn, và như thế thì sẽ tốn kha khá chi phí để sửa chữa.

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.