Back Home

[TOÁN TẬP] Bí Quyết điều chỉnh áp suất máy nén khí CHỈ trong 3 phút

- Lượt xem: 21792

(0 đánh giá)

Bạn đang gặp phải tình trạng máy nén khí của bạn bị tụt áp mà không biết làm thế nào để tăng áp suất đáp ứng nhu cầu sử dụng của hệ thống? Bạn có tin sau khi đọc bài viết của chúng tôi, bạn có thể giải quyết vấn đề tăng áp suất của máy nén khí trong 3 phút không? Nếu tin thì chẳng có lí do gì mà bạn không kéo xuống đọc tiếp bài viết này của chúng tôi.

 

Bí quyết điều chỉnh áp suất máy nén khí

 

Vấn đề tụt áp của máy nén khí sẽ gây ra những hậu quả vô cùng tai hại như sau:

  • Nguồn khí không thể cung cấp đủ cho các thiết bị sử dụng khí nén trong hệ thống, dẫn đến năng suất giảm.
  • Máy nén khí phải hoạt động trong thời gian dài hơn, chính vì vậy mà hệ thống khí nén của bạn tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Cứ 0.1 bar tụt áp khi áp suất xả ra thì năng lượng tiêu thụ sẽ tăng lên xấp xỉ 1% lưu lượng ở đầu ra.

Chính bởi vậy, việc khắc phục vấn đề tụt áp cho máy nén khí là một vấn đề cần phải thực hiện nhanh chóng.

 

Tóm tắt nội dung:

 Tại sao CẦN PHẢI điều chỉnh áp suất máy nén khí

 3 nguyên nhân chính làm ảnh hưởng NGHIÊM TRỌNG đến áp suất của máy nén khí

 3 thành phần bạn HẾT SỨC lưu ý khi điều chỉnh áp suất cho máy nén khí

Hướng dẫn CHI TIẾT cách điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua rơ le áp suất

2 hạn chế của việc điều chỉnh áp suất máy nén khí

CỐT LÕI để khắc phục TRIỆT ĐỂ những hạn chế của việc điều chỉnh áp suất máy nén khí

 

Tại sao CẦN PHẢI điều chỉnh áp suất máy nén khí?

Trong quá trình máy bơm hơi khí nén cao áp của bạn hoạt động không thể tránh khỏi những sự cố xảy ra ngoài ý muốn của bạn như áp suất khí nén bị lên quá cao hoặc là bị hạ xuống thấp một cách đột ngột. Điều này sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng là làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc của toàn bộ hệ thống.

Áp suất máy nén khí

Áp suất của máy nén khí sinh ra có thể bị suy giảm

 

3 nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến áp suất khí nén của máy nén khí trong hệ thống?

  • Sự cố thất thoát khí nén trên các ống dẫn khí nén. Do đường ống khí nén của bạn được thiết kế không phù hợp hoặc trong quá trình hoạt động, ống có thế bị rò rỉ nên dẫn đến tình trạng áp suất khí nén bị giảm sút. Chính bợi vậy, bạn cần phải có phương án thiết kế đường ống khí nén sao cho có hiệu quả nhất.

Xem thêm: 

 Thiết kế hệ thống đường dẫn khí nén trong nhà xưởng.

Tại sao cần phải bảo dưỡng đường ống cho máy nén khí?

 

  • Có quá nhiều các thiết bị sử dụng khí nén trong hệ thống tuy nhiên bạn lại chọn loại máy nén khí không đáp ứng đủ nguồn lưu lượng khí nén cho các hệ thống đó.
  • Bạn sử dụng máy nén khí cũ bởi vậy nên không đáp ứng được nhu cầu khí nén của toàn bộ hệ thống.

Chính bởi vậy mà việc điều chỉnh áp suất khí nén trong hệ thống máy nén khílà một việc cần phải làm lúc này để có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu sử dụng khí nén của toàn bộ hệ thống.

 

3 thành phần bạn hết sức LƯU Ý khi tiến hành điều chỉnh áp suất khí nén:

  • Những thành phần và các bộ phận tham gia quá trình điều chỉnh áp suất của máy nén khí: bộ phận xilanh, bộ phận van trượt được nối với đối trọng bằng một thanh nối, bộ phạn điều chỉnh áp này cũng sẽ được nối với hệ thống cấp khí đồng thời cũng được nối với cơ cấu ép bằng 2 đường ống được lắp đặt khác nhau.
  • Lượng tiêu thụ nguồn khí nén của những bộ phận phụ tải và năng suất của máy nén theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Giữa hai giá trị này có một mối quan hệ qua lại rất mật thiết như sau: lượng tiêu thụ khí của toàn bộ hệ thống mà bằng với năng suất của máy thì giá trị áp suất sẽ đạt được một giá trị bằng với trị số định mức mà nhà sản xuất đưa ra, còn ngược lại nếu lượng tiêu thụ khí nén của hệ thống mà lớn hơn so với áp suất của máy thì giá trị áp suất sẽ bị giảm
  • Hệ thống truyền động của dòng máy nén Piston thường sử dụng loại động cơ đồng bộ hoặc là động cơ được thiết kế không đồng bộ roto với một tốc độ quay là không đổi chính bởi vậy nên việc mà bạn điều chỉnh áp suất của máy sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình đóng mở bộ phận van xả lắp trên thân của máy

 

Hướng dẫn chi tiết điều chỉnh áp suất thông qua rơ le áp suất:

Trên thực tế, để có thể đảm bảo được áp suất trong hệ thống khí nén thì người ta thường lắp đặt thêm bộ phận rơ le ở trên bình bơm hơi khí nén chính hãng.

Rơ le của làm nhiệm vụ bảo vệ máy nén khí, tiến hành tự động ngắt và bật máy khi thiết bị đã cung cấp đủ áp suất cho hệ thống hoặc là trong trường hợp lượng khí trong bình bị thấp hơn so với mức cần dùng. Rơ le áp suất chính là một thiết bị điều khiển và góp phần bảo vệ áp suất trong đường ống dẫn.

Thiết bị này được sử dụng để nhằm mục đích chuyển đổi những  tín hiệu áp suất thành tín hiệu đóng cắt của tiếp điểm điện (chính là các nút ON/ OFF), điều này sẽ giúp cho người dùng có thẻ chủ động trong công việc điều tiết áp suất của hệ thống khí nén.

Rơ le áp suất máy nén khí

Rơ le áp suất là một thiết bị sử dụng rất hiệu quả trong việc điều chỉnh áp suất máy nén

Bộ phận Rơ le áp suất được chia ra làm nhiều chủng loại và có khá nhiều kích thước khác nhau. Mục đích của thiết bị này là đem đến cho người sử dụng sự tiện lợi và an toàn nhất.Chính bởi vậy mà bộ phận rơ le chính là một trong những bộ phận không thể thiếu vắng trong máy nén khí trong việc điều chỉnh áp suất máy nén khí.

 

Nguyên lý hoạt động của Rơ le áp suất máy nén khí:

Một hệ thống khí nén sẽ phải đảm bảo làm việc trong một giới hạn áp suất được cài đặt sẵn trước khi khởi động. Nếu như giá trị áp suất bị giảm xuống quá với giá trị cho phép hoặc là bị tăng quá cao mà bạn không có bất kỳ thao tác nào để có thể khắc phục kịp thời hiện tượng này thì sẽ dẫn tới việc lượng khí nén bị sụt giảm đột ngột, lưu lượng khí nén được truyền dẫn không đều, và máy sẽ xảy ra những sự cố kỹ thuật nghiêm trọng khác.

Tuy nhiên nếu bạn trang bị rơ le cho máy nén thì bộ phận rơ le sẽ tiến hành ngắt điện khi có sự cố để có thể bảo vệ và duy trì hoạt động ổn định cho máy cũng như toàn bộ hệ thống khí nén.

Khi mà máy nén khí ở trạng thái bình thường thì 2 tiếp điểm của thiết bị rơ le sẽ luôn đóng tuy nhiên khi áp suất của máy nén bị tụt xuống thấp, thì lúc này bộ phận màng xếp của máy sẽ bị co lại. Do lực của phần lò xo lớn hơn bởi vậy nên 2 tiếp điểm bị tách ra nhằm ngắt hoạt động của máy. Trong trường hợp này,  khi tiến hành vận hành máy trở lại thì người sử dụng cần phải ấn nút reset.

Trong trường hợp mà áp suất đã đạt đến giá trị lớn nhất thì bộ phận rơ le sẽ tự động ngắt nguồn điện để nhằm mục đích đảm bảo an toàn và hạn chế sự cố xấu có thể xảy ra với máy nén khí. Khi mà áp suất lên cao tới một giá trị mà bạn đã cài đặt sẵn thì bộ phận màng xếp giãn ra, lúc này nó có lực lớn hơn lực căng của lò xo tác động bởi vậy nên nên các tiếp điểm tách ra dẫn đến hiện tượng ngắt điện máy nén khí.

Van chỉnh áp của máy nén khí

Hình ảnh van chỉnh áp của máy nén khí trục vít

 

Vậy muốn điều chỉnh áp suất cho máy nén bằng thiết bị Rơ le, bạn cần phải làm gì?

Bạn nên tự trang bị kiến thức điều chỉnh rơ le áp suất cho máy nén khí trục vít hoặc là máy piston của mình. Điều này sẽ giúp cho thiết bị hoạt động một cách ổn định và hiệu quả.

Những điều cần chú ý khi tiến hành điều chỉnh bộ phận rơ le áp suất cho máy nén:

– Đối với các dòng máy nén khí sử dụng nguồn điện 220V thì bộ phận rơ le nén khí sẽ được điều chỉnh áp lực là khoảng 8kg, và đối với các dòng máy nén khí sử dụng nguồn điện 380V thì bộ phận rơ le nén khí sẽ được điều chỉnh một áp lực là 12kg. Tuy nhiên những điều này còn phụ thuộc vào nguồn khí nén cần sử dụng.

– Muốn điều chỉnh cho bộ phận rơ le tự ngắt thì trước hết bạn cần  mở nắp rơ le ra, tiến hành vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ nếu như muốn tăng áp suất và tiến hành vặn rơ le ngược chiều kim đồng hồ để có thể giảm áp suất khí nén.

 

Hướng dẫn điều chỉnh áp suất bằng rơ le chỉ trong 3 phút:

1. Đối với việc điều chỉnh áp suất không tải:

  • Tiến hành nới lỏng đai ốc khóa trên.
  • Tiến hành vặn bu lông để điều chỉnh áp lực không tải theo cùng chiều với chiều kim đồng hồ để có thể tăng áp suất không tải và ngược lại để có thể giảm áp suất không tải.
  • Tiến hành xiết đai ốc khóa trên.

2. Đối với việc điều chỉnh áp suất tải:

  • Tiến hành nới lỏng phần đai ốc ở khóa dưới.
  • Bạn văn đai ốc để nhằm điều chỉnh giá trị chênh lêch áp suất theo chiều kim đồng hồ để có thể làm  giảm áp suất hoặc là vặn ngược chiều kim đồng hồ để có thể tăng áp suất.
  • Tiến hành xiết đai ốc khóa dưới.

 

Sau đây là video hướng dẫn chi tiết cách điều chỉnh áp bơm khí nén cho máy nén khí AV2508 để bạn có thể đạt được hiệu suất làm việc cao nhất:

 

Việc chỉnh áp sẽ đảm bảo cho hệ thống máy khí nén của bạn được cung cấp đủ khí nén tuy nhiên việc làm này cũng sẽ có những điểm hạn chế như sau:

  • Khiến cho máy nén khí hoạt động liên tục với một mức áp suất cao hơn so với đề xuất của nhà sản xuất, điều này sẽ khiến cho máy không đảm bảo được tuổi thọ.
  • Hệ thống làm tiêu tốn điện năng hơn so với mức bình thường, điều này khiến cho bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí đáng kể cho phần điện năng này.

 

CỐT LÕI để khắc phục những hạn chế của việc điều chỉnh áp suất máy nén khí, bạn cần phải:

  • Chọn mua máy nén khí phù hợp với công suất tiêu thụ của toàn bộ hệ thống.

  • Tiến hành bảo dưỡng bảo trì máy nén thường xuyên để đảm bảo máy hoạt động tốt nhất có thể.

  • Bảo dưỡng đường ống khí nén như dây hơi máy nén khí, ống dẫn khí nén tự rút để tránh thất thoát khí nén khiến cho hệ thống khí nén bị tụt áp.
  • Chọn kích thước ống dây sao cho phù hợp với lưu lượng khí trong hệ thống.

 

Có thể bạn quan tâm:

 Bảng giá Máy nén khí Pegasus 3HP chính hãng tốt nhất

Hướng dẫn CHI TIẾT cách thay thế lọc gió máy nén khí NHANH NHẤT

Chúc bạn có được một hệ thống khí nén đạt chuẩn và mang lại một hiệu quả cao khi làm việc.

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.