Back Home

Những lỗi thường mắc phải khi sửa chữa máy nén khí

- Lượt xem: 2142

(0 đánh giá)

Dòng máy khí nén hoạt động bình thường khi mọi thông số của nó đều nằm trong giới hạn cho phép. Nếu bạn tuân thủ đúng quy định về quy trình vận hành và bảo dưỡng máy thì tuổi thọ của máy sẽ tăng cao. Song trong quá trình vận hành bạn không thể tránh khỏi được những trục trặc về mặt kỹ thuật không đáng có. Khi đó mọi công tác về vấn đề sửa chữa bảo dưỡng cần phải tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất đã được đề ra. Có những sai lầm bạn mắc phải trong quá trình vận hành, sửa chữa thì có thể khắc phục được một cách dễ dàng tuy nhiên cũng có những sai lầm nghiêm trọng hơn.

--> Tham khảo 11 lỗi thường gặp của máy nén khí piston
Qua bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn về những sai lầm đó để có cách khắc phục và phòng tránh nhé:


1. Bạn để áp suất dầu phun vào đầu nén lúc unload ở mức quá thấp (< 2 bar):
Có nhiều hãng máy bơm hơi với các model có thông số này. Thông số này thường người vận hành lại không để ý đến này và ngay cả khi sửa chữa thì người sửa cũng không để ý. Khi máy nén khí chạy chế độ unload thì chỉ có van cửa hút đóng lại và bộ phận MPV van đóng dần lại tùy theo giá trị cài đặt P online và lượng dầu vẫn sẽ chạy tuần hoàn kín bên trong hệ thống máy nén khí. Điều này sẽ tạo ra một giá trị áp suất và áp suất này để nhằm duy trì đẩy dầu chạy tuần hoàn và duy trì chế độ dầu phun khoang nén qua đó phun vào bánh răng.
Chính vì vậy khi giá trị P quá nhỏ thì lượng dầu phun vào bánh răng sẽ không đủ và kết quả tai hại nhất là có thể hỏng bánh răng, nó sẽ bị biến dạng trục, hỏng then, hỏng các khớp nối mềm, bi đầu nén, dầu lẫn các mạt sắt…thậm trí điều này sẽ kéo theo đó là hỏng toàn bộ đầu nén. Hậu quả ở đây là rất khó để kiểm soát tình huống này và không phải lúc nào sự cố cũng sẽ xảy ra ngay mà nó sẽ trải qua thời gian và phụ thuộc quá trình hoạt động. Chính bởi vậy bạn cần phải chú ý đến thông số này.

Trong quá trình sửa chữa máy nén khí chắc hẳn bạn sẽ không tránh khỏi sai sót.

2. Mỡ dùng để bôi trơn vòng bi không đạt tiêu chuẩn:

Đây là sai lầm đơn giản tuy nhiên lại vô cùng tai hại. Khi những người kỹ sư sửa chữa máy nén khí bảo dưỡng dưỡng vòng bi mô tơ của máy hơi sử dụng các loại mỡ thông thường để có thể bơm vào bi mô tơ dẫn tới hiện tượng cháy, hỏng bi và thậm trí phát sinh nhiệt om dây và dẫn đến cháy mô tơ nếu như không được phát hiện kịp thời.

3. Gián keo, lắp gioang các bề mặt ghép nối của đầu nén không đúng dẫn đến bịt lỗ dẫn dầu:
Quanh thân các bộ phận đầu nén, các bề mặt cao áp, các mặt lắp ghép sẽ luôn có các lỗ là các đường thông dầu bôi trơn quanh các bánh răng, bôi trơn vòng bi, trục vít, hoặc đôi khi là các đường điều khiển hệ thống van nào đó. Trên các bề mặt lắp ghép đó thông thường các nhà sản xuất sẽ gắn gioăng, bôi keo và khi chúng ta bảo dưỡng thay thế bộ phận gioang, bôi keo thì vô tình gioang, keo lại đè lên bịt mất lỗ dẫn dầu đó, hoặc là không cắt lỗ dẫn dầu…điều này sẽ dẫn tới việc tuần hoàn dầu không được đảm bảo trong hệ thống và hậu quả nặng nề gây ra là: Hỏng đầu nén hoặc thậm chí là cháy đầu nén, hỏng bi, bánh răng…

4. Tăng giới hạn giá trị cảnh báo shutdown do nhiệt độ của bộ phận đầu nén cao:
Đây chính là một sai lầm tai hại nữa mà người sử dụng rất hay gặp phải đặc biệt là đối với dòng máy Atlas copco. Thông thường thì giá trị cảnh báo nhiệt độ đầu nén cao của các hãng sẽ nằm trong khoảng 105◦c và khi nhiệt độ của máy lên tới 109◦c thì sẽ dừng máy và giá trị này không điều chỉnh được mà được nhà sản xuất đặt giá trị theo tiêu chuẩn. Song có rất nhiều các đơn vị sử dụng máy nén khí có hệ thống bảng điều khiển tuân theo tiêu chuẩn thông minh và có thể làm tăng giá trị cảnh báo khi dừng máy với nhiệt độ của bộ phận đầu nén lên cao lên tới 120◦c. Việc nới rộng dải giá trị cảnh báo cần phải được người có chuyên môn về máy nén khí và tăng lên bao nhiêu tăng như thế nào chứ không thể tùy tiện. Rất nhiều đơn vị để giá trị cảnh báo này là 120◦c có thể do người vận hành tuy nhiên cũng có thể do chính kỹ sư sửa chữa máy nén điều chỉnh do không tìm được nguyên nhân bởi vậy sẽ gây nên ra nhiệt độ đầu nén cao và dừng máy ở nhiệt độ 109◦c.

5. Bạn không kiểm tra van tắc, hoặc là lắp ngược van 1 chiều của ống hồi dầu đúng cách:
Vấn đề mà bạn lắp ngược van này sẽ khiến cho lượng dầu ở trong lòng lọc tách không được hồi về bộ phận đầu nén mà sẽ bị thoát ra ngoài theo đường khí của đầu ra. Điều này sẽ khiến cho hao hụt dầu trong bình rất lớn và thiệt hại về mặt tài chính là không hề nhỏ nếu như bạn dùng dầu tổng hợp.

6. Điện áp bạn dùng không phải điện 3 pha:
Chi tiết này tuy nhỏ nhưng không thể bỏ qua được. Việc vận hành và kiểm tra các thông số vận hành tác trách chính là một sai lầm lớn nhất. Bởi vậy khi vận hành máy vừa qua quá trình sửa chữa bảo dưỡng, đại tu, hoặc là máy lâu ngày đã không hoạt động, thậm trí là cả máy mới thì bạn hãy kiểm tra các thông số vận hành thật cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng, đo kiểm dòng điện áp để có thể biết được sự chênh lệch điện áp và dòng điện giữa các pha là bao nhiêu, rồi từ đó so sánh với các giá trị tiêu chuẩn để có thể biết được sự bất thường khi mất pha, lỗi pha, hỏng thiết bị contactor hay không.

7. Bạn không cách ly nguồn điện hoặc nhấn nút dừng khẩn cấp trong quá trình tiến hành bảo dưỡng sửa chữa máy bơm hơi:
Đây chính là vấn đề liên quan về an toàn lao động. Việc cắt điện hay cách ly nguồn điện sẽ đảm bảo an toàn khi chúng ta thực hiện trong quá trình vận hành máy nén khí. Một hành động nhằm đảm bảo an toàn nữa là bạn nên nhấn nút dừng khẩn cấp vì khi đó bạn sẽ bị vô hiệu hóa mọi thao tác bật tắt máy cho dù là máy ở chế đọ remote và tạo an toàn tránh trường hợp máy bị khởi động bất ngờ gây nguy hiểm khi bạn đang sử chữa.

8. Chạy máy khi không xảy ra lỗi lõi van nhiệt:
Van nhiệt chính là một phần nguyên nhân gây ra nhiệt độ của bộ phận đầu nén cao và rất nhiều người khắc phục sự cố trên bằng cách sẽ tháo lõi van ra và vận hành lại máy. Đây chính là cách khắc phục những sự cố sai lầm khi việc tháo lõi van ra không hề làm suy giảm nhiệt độ giảm xuống mà chỉ làm tăng lưu lượng dầu chưa làm mát về đầu nén một cách nhanh hơn. Điều này sẽ làm cho đầu nén bị tăng nhiệt độ.

9. Điều chỉnh để bộ phận van cửa hút đóng kín quá hoặc hở nhiều quá:
Việc làm này đã vô tình đã làm cho máy nén khí báo khi quá tải, hoặc là không lên áp nếu để mở nhiều quá sẽ khiến cho máy không thể khởi động được, dòng khởi động ban đầu sẽ lên cao và nhảy aptomat thậm trí là chuyển sang chế độ move, hỏng mô tơ nếu như khởi động quá nhiều.
Khi đó chúng ta sẽ phân tích sai nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc máy nén khí và đương nhiên cũng đi sai chiều hướng khắc phục lỗi của máy.

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.