Back Home

Những lỗi máy sấy khí nén thường gặp

- Lượt xem: 9958

(0 đánh giá)

Máy sấy khí là một dòng sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Đây là một thành phần đóng vai trò quan trọng trong hệ thống khí nén, góp phần đảm bảo nguồn khí nén do máy nén khí sinh ra được khô sạch trước khi được dẫn đến các dụng cụ sử dụng khí nén trong hệ thống. Chính bởi vậy, việc trang bị 1 chiếc máy sấy khí là một việc làm vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy sấy khí nén không tránh khỏi việc gặp phải những lỗi không mong muốn. Với bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan những nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng máy sấy khí nén bị lỗi trong quá trình hoạt động.

 

Bài viết liên quan:

Máy sấy khí là gì?

Nguyên lý làm việc của máy sấy khí.

Bảng giá máy sấy khí mới nhất tại Thiết bị G20.

Máy nén khí Pegasus chính hãng có giá bao nhiêu?

Cách lắp đặt máy sấy khí

Thứ tự lắp đặt các thiết bị của hệ thống khí nén có trang bị máy sấy khí

 

Trong quá trình sử dụng máy, có khá nhiều lỗi mà chúng ta có thể gặp phải tuy nhiên với bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn 2 lỗi chính cơ bản thường gặp nhất đối với máy sấy khí đó là:

  • Máy sấy khí không tác được nước và khí ra khỏi nhau dẫn đến khí nén mà máy bơm hơi khí nén sinh ra vẫn bị ẩm trước khi cung cấp đến các thiết bị khí nén.
  • Máy sấy khí không hoạt động khi bạn tiến hành khởi động.

 

Máy sấy khí không chạy dù đã cắm điện và nhấn nút khởi động:

Đây chính là một hiện tượng hay gặp. Tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng này, bạn cũng đừng có lo lắng quá mà cần bình tĩnh kiểm tra các chi tiết của máy. Nguyên nhân máy sấy khí không hoạt động có thể là:

 

1. Máy sấy khí chưa được cấp điện:

Dù là bạn đã cắm điện tuy nhiên cắm điện cũng chưa đảm bảo được nguồn điện sẽ được cung cấp cho máy sấy khí. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là:

– Cầu chì của máy bị đứt hoặc là bộ phận aptomat bị hỏng: Vấn đề này kiểm tra cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần kiểm tra xem nguồn có bị ngắt mạch, mất pha, chạm đất hay là không và đồng thời kiểm tra xem aptomat có bị hỏng hay là không. Nếu đúng do cầu chì và aptomat bị hỏng thì bạn cần phải tiến hành thay mới để đảm bảo hoạt động ổn định của máy.

–  Đường dây cấp nguồn cho máy sấy bị đứt. Việc kiểm tra đơn giảm bằng cách bạn có thể sử dụng bút thử điện. Sau khi tìm thấy chỗ đứt thì bạn tiến hành nối lại là xong.

Khuyến cáo: Không dùng tay không trực tiếp kiểm tra đường dây cấp nguồn có bị rỏ rỉ điện hay không.

 

2. Máy sấy khí vẫn không thể hoạt động khi đã được cung cấp nguồn điện:

Vấn đề này có thể xảy ra do những nguyên nhân như sau:

– Điện áp mà bạn cung cấp cho máy sấy khí không dảm bảo đúng như nhà sản xuất khuyến cáo. Có thể nguồn điện của bạn cung cấp cho máy bị quá cao hoặc là quá thấp. Chúng tôi nói đơn giản, máy sấy khí của bạn dùng điện áp 380V thì bạn không thể sử dụng điện 220V cung cấp cho máy được và ngược lại. Việc cung cấp điện áp không đúng sẽ khiến cho máy sấy của bạn không thể hoạt động hoặc có hoạt động thì cũng không thể được ổn định.  Chính bởi vậy mà bạn cần phải đảm bảo  nguồn điện cấp cho máy sấy khí có giá trị chênh lệch 10% so với điện áp mà nhà sản xuất đã khuyến cáo trên máy.

–  Các tiếp điểm mạch điện của máy bị hỏng. Bạn cần kiểm tra xem tiếp điểm nào bị hỏng để nối lại. Tất nhiên việc này cũng cần phải sử dụng thiết bị kiểm tra chuyên dụng để kiểm tra.

–  Rơ le nhiệt độ bị hỏng. Rơ le nhiệt độ đảm bảo cho máy và nguồn khí nén bên trong đạt được một mức độ nhiệt ổn định. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp gây ảnh hưởng cho máy thì bộ phận này sẽ đóng vai trò tự ngắt khiến cho máy sấy khí không hoạt động. Tuy nhiên, nếu như bộ phận này mà bị hỏng, không còn khả năng kích hoạt cho máy hoạt động lại thì bạn cần phải tiến hành thay mới.

– Rơ le áp suất bị hỏng: Cũng tương tự như rơ le nhiệt độ, nếu như bộ phận rơ le áp suất bị hỏng, không còn khả năng kích hoạt cho máy hoạt động trở lại khi áp suất đạt công suất định mức thì tốt nhất bạn nên thay thế bộ phận rơ le mới cho máy.

–  Đầu nén ga hỏng: Bộ phận đầu nén ga nếu hỏng cũng khiến cho máy sấy khí không hoạt động được. Chính bởi vậy trong trường hợp này, bạn cần sửa chữa bằng cách thay mới.

 

3. Máy sấy khí vẫn không thể hoạt động nếu như các tiếp điểm vẫn hoạt động ổn định:

Dây nguồn và các tiếp điểm điện vẫn hoạt động bình thường nhưng máy vẫn không chạy. Nguyên nhân chủ yếu là bởi:

–  Bộ phận rơ le áp suất và rơ le nhiệt tác động: Trong trường hợp này, bạn chỉ cần nhấn nút Reset trên máy là xong.

Rơ le nhiệt của máy sấy khí

Rơ le nhiệt bị ngắt cũng là nguyên nhân khiến máy sấy khí không chạy

 

–  Bộ phận đầu nén bị hở mạch: trong trường hợp này, bạn cần tiến hành sửa chữa bằng cách thay mới.

–  Máy sấy khí bị lỏng các mối nối điện: trong trường hợp này bạn cần phải tiến hành kiểm tra và cố định lại

 

4. Máy sấy khí vẫn chạy tuy nhiên xuất hiện những hiện tượng không được bình thường:

a. Điện áp cung cấp cho máy không tuân thủ theo yêu cầu của nhà sản xuất:

Đặc trưng của hiện tượng này đó là: Sau một thời gian hoạt động, máy sấy khí tự ngắt và có mùi ở những mạch điện trong máy. Lúc này bạn sửa chữa bằng cách kiểm tra xem mạch điện có khác thường không và đồng thời kiểm tra các kết nối có chặt không.

b. Tiến hành ấn nút Reset để cho máy chạy nhưng máy cũng không thể chạy được:

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này tuy nhiên chủ yếu vẫn là những nguyên nhân sau:

–  Bộ phận rơ le áp suất hỏng và bộ phận quạt làm mát dừng: Trong trường hợp rơ le áp suất bị hỏng thì bạn cần phải tiến hành thay thế. Nếu như quạt làm mát bị dừng thì bạn cần phải kiểm tra xem quạt làm mát có bị kẹt hay không, tiến hành tra dầu đồng thời vệ sinh lại quạt nếu như nó bị bám bẩn nhiều.

–  Do máy sấy khí của bạn bị chạy quá tải. Trong trường hợp này, bạn cần phải kiểm tra lại xem máy có chạy quá tải hay không và có cách bố trí sao cho phù hợp để máy không bị chạy quá tải nữa.

–  Cánh tản nhiệt quá bẩn và bị nghẹt khiến cho nhiệt độ của máy bị tăng cao và máy tự ngắt hoạt động: Trong trường hợp này bạn cần phải tiến hành vệ sinh lại cánh tản nhiệt cho thật sạch sẽ.

 

Máy sấy khí không tách được nước ra khỏi khí nén:

Máy sấy khí làm một nhiệm vụ quan trọng chính là tiến hành tách nước ra khỏi khí nén. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, máy sấy khí lại gặp phải lỗi không có khả năng tách nước ra khỏi khí nén. Điều này dẫn đến hiện tượng khí nén cung cấp cho các thiết bị khí nén bị ẩm, làm cho các thiết bị khí nén nhanh bị hỏng. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này tuy nhiên có một số nguyên nhân chủ đạo như sau:

 

1. Do bạn bố trí đường ống dẫn khí không phù hợp. Nguyên nhân có thể là:

– Do van bypass của máy chưa được đóng hết: Bạn cần tiến hành kiểm tra, nếu bộ phận van này bị hỏng thì cần tiến hành thay thế.

– Luồng khí nén không đi qua được máy sấy khí dẫn đến máy sấy không tách được nước ra khỏi khí nén: Trong trường hợp này bạn cần phải mở hết van khí vào và khí ra của hệ thống.

– Van xả nước tự động của máy bị nghiêng khiến cho nước ngưng tụ chảy ngược vào trong máy. Trong trường hợp này bạn cần tiến hành đặt lại bộ phạn van xả nước của máy.

–  Bộ phận ống xả cao hơn bộ phận van xả nước: Với thiết kế như trên thì lượng nước trong máy sấy khí sẽ không thoát ra ngoài hết được dẫn đến tình trạng khí nén vẫn sẽ chứa hơi nước khi đi qua máy.

 

Khí nén lẫn hơi nước

Khí nén lẫn hơi nước là trường hợp cần phải khắc phục ngay đối với máy sấy khí

 

2. Lưu lượng khí nén mà máy nén khí sinh ra lớn hơn so với lưu lượng của máy sấy khí:

– Lưu lượng khí nén mà máy nén khí sinh ra lớn hơn so với lưu lượng sấy của máy sấy khí do đó mà máy sấy khí không thể sấy kịp hết nguồn khí nén được đưa vào trong máy dẫn đến tình trạng khí nén đưa ra vẫn chứa nhiều hơi nước.  Với trường hợp này bạn cần phải thay thế máy sấy khí có công suất lớn hơn để đảm bảo được hoạt động của hệ thống.

 

3. Hệ thống xả nước của máy sấy khí bị hỏng:

Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể là:

–  Van xả nước bị tắc hoặc bị hỏng dẫn đến nước bị đọng ở trong. Đối với trường hợp này bạn cần sửa chữa bằng cách tiến hành vệ sinh hoặc thay mới.

Van xả nước máy sấy khí

Van xả nước bị tắc là nguyên nhân khí nén vẫn có nước sau khi đi qua máy sấy khí

 

– Phía trước bộ phận van xả nước không mở hết: Bạn cần phải đảm bảo rằng van xả nước đã được mở hoàn toàn. Tiến hành vệ sinh van xả thường xuyên để tránh tình trạng tắc nghẽn.

 

Mọi thông tin chi tiết, bạn hãy liên hệ với chúng tôi - kênh bán bình bơm hơi, ống dẫn khí nén, ống dẫn hơi tự rút, máy ra vào lốp, máy rửa xe...chính hãng giá tốt nhất hiện nay. Mọi tư vấn của chúng tôi đều là miễn phí dành cho bạn. 

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.