Back Home

Hướng dẫn lắp đặt hệ thống máy nén khí

- Lượt xem: 5802

(0 đánh giá)

Vấn đề lắp đặt máy nén khí không phải là một vấn đề đơn giản. Tuy nhiên, nếu tuân thủ quy tắc dưới đây, bạn chắc chắn sẽ không phải lăn tăn về vấn đề này nữa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua các bước dưới đây nhé:

 

1. Khi tiến hành nhận hàng:

  • Bạn cần phải kiểm tra số lượng, chủng loại , quy cách và các tư liệu đi kèm xem có đúng chủng loại mà mình đặt mua hay là không.

  • Tiến hành kiểm tra máy nén khí và những phụ kiện có bị hư hỏng hay là bị thiếu trong quá trình mà bạn vận chuyển không.

Bạn cần phải lên kế hoạch lắp đặt trước khi tiến hành lắp đặt máy. Việc đầu tiên là bạn cần phải tham khảo kích thước cũng kết cấu của máy để có thể bố chí máy nén khí sao cho thuận tiện cho việc sửa chữa, tiến hành bảo dưỡng và vận hành máy sau này. Đồng thời việc bố trí vị trí máy còn góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của máy hơi.

Kiểm tra máy nén khí

Cần kiểm tra máy nén khí trước khi nhận hàng để đảm bảo chất lượng và đầy đủ linh kiện

 

2. Chọn vị trí lắp máy như thế nào cho đúng?

  • Tốt nhất là bạn nên thiết kế phòng để máy riêng. Đối với việc này thì bạn cần đảm bảo được tính thuận tiện trong quá trình sử dụng và trách những tác động của môi trường đến hoạt động của máy nén khí sẽ gây ra những vấn đề bất thường trong quá trình mà máy vận hành.

  • Phòng máy cần phải đảm bảo thoáng gió, có ánh sáng tốt, nếu như phòng đặt máy không đạt được những điều kiện trên thì bạn cần bố phải chí quạt thông gió để có thể đảm bảo thông thoáng khi máy hoạt động. Vị trí hành lang sửa chữa cần phải đảm bảo đủ rộng để có thể đi lại và dịch chuyển máy một cách dễ dàng. Máy nén khí chínhlà dòng máy thường xuyên phải thường bảo chì bảo dưỡng. Bởi vậy nên vị trí lắp đặt đảm bảo những yếu tố trên là điều cần thiết.
  • Khi tiến hành lắp đặt ở ngoài trời cần thì bạn cần lưu ý mái tre tránh mưa, nắng gây ra những hư hỏng cho máy. Phần mái che cần phải thiết kế cách mặt máy tối thiểu là khoảng 40cm với máy thoát khí nóng cửa  trên để nhằm đảm bảo khí nóng sinh ra không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
  • Nhiệt độ của phòng đặt máy nên cao hơn tầm 5 độ và đảm bảo thấp hơn 40 độ chính là một điều kiện tốt nhất. Khi mà nhiệt độ của môi trường càng cao thì hiệu suất làm việc của máy sẽ càng bị giảm, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến dầu bôi trơn.
  • Nên tiến hành lắp máy ở những nơi ít bụi, có không khí trong lành. Phần không khí bụi bẩn sẽ làm cho tuổi thọ của dầu xuống thấp, gây nên tình trạng thường xuyên phải vệ sinh và thay lọc gió lọc dầu của máy nén khí nhiều hơn. Trong điều kiện nhà xưởng quý vị có nhiều bụi bạn nên làm phòng máy riêng lắp ống dẫn khí thêm lọc bụi phía gió vào. Đảm bảo luồng khí vào máy càng sạch thì càng tốt. Điều đó sẽ giúp nâng cao tuổi thọ của các linh kiện và tiến hành bảo dưỡng máy nén khí. Trong trường hợp này thì bạn cần lưu ý chiều dài đường ống thông gió sẽ phải đảm bảo không lớn hơn 4m để có thể giảm thiểu trở lực lưu động. Nếu như dài hơn khoảng cách trên thì bạn nên lắp thêm bộ phận quạt thông gió với công suất lớn hơn phần lưu lượng khí thoát ra của máy. Máy nén khí nên tiến hành lắp đặt tại nơi mà có độ ẩm thấp, sạch sẽ và đảm bảo thông gió.  Khoảng cách ít nhất giữa bộ phận nóc của máy và trần nhà phải đảm bảo tối thiểu 100cm.

Xem thêm những điều cần lưu ý khi thiết kế phòng đặt máy cho máy nén khí: http://thietbig20.vn/5-luu-y-khi-thiet-ke-phong-may-cho-may-nen-khi

 

3. Lắp đặt hệ thống điện cho máy nén khí:

  • Bạn cần tiến hành lắp đặt nguồn điện cho máy đảm bảo là hệ thống riêng biệt không chung với bất cứ một thiết bị máy móc khác. Điều này sẽ ngăn chặn tình trạng quá tải.

  • Tiến hành lựa chọn dây cáp cho máy đúng theo với yêu cầu của máy nén khí.
  • Cần đảm bảo tỷ lệ nguồn ra của bộ phận motor phải giống nhau.
  • Xung quanh các đường dây nối tới máy nén khí cần phải phải tránh đươc sự rò rỉ.

 

4. Tiến hành lắp đặt các đường ống dẫn khí nén, nền đế và hệ thống làm mát cho máy nén khí:

Lắp đặt hệ thống ống dẫn cần lưu ý những gì?

  • Tách nước sẽ được lắp đặt ở đường ống khí ra.

  • Đường ống chính cần phải lắp đặt với một độ dốc nhất định để các chất đọng lại có thể thóat ra khỏi hệ thống ống một cách dễ dàng.
  • Giá trị áp lực tổn thất trong ống cần phải đảm bảo không vượt quá 5% áp lực cài đặt của máy. Chính bởi  vậy ta phải chọn lắp đặt ống có đường kính lớn đảm bảo nhu cầu sử dụng khí nén.
  • Các thành phần ống nhánh như dây hơi tự rút, dây hơi lò xo sẽ được nối từ phía trên của đường ống chính để có thể tránh lượng nước tồn đọng đi xuống phía máy, thiết bị sử dụng khí nén hoặc đi ngược lại máy nén.
  • Bộ phận đường ống chính không được thay đổi tính chất trong quá trình hoạt động, nếu như đường ống mà bị hẹp lại hoặc là phình to thì sẽ dẫn đến thay đổi được lưu lượng tại những vị trí nối dẫn đến những tổn thất về mặt áp lực.
  • Nếu như trong hệ thống có bình chứa khí, máy sấy khí hoặc là các thiết bị làm sạch khác được lắp đặt trong hệ thống cùng với máy nén thì bạn cần phải lưu ý đến thứ tự lắp đặt sẽ là : máy nén khí + bình hơi khí nén sau đó cuối cùng mới đến máy sấy khí. Việc lắp đặt theo thứ tực này sẽ giúp cho bình chứa khí có thể loại bỏ một phần nước ngưng tụ cũng như giảm nhiệt độ của khí xả trước khi đưa khí nén đến máy sấy khí.
  • Nếu hệ thống của bạn sử dụng một lượng khí lớn trong một khoảng thời gian ngắn thì bạn cần phải lắp thêm bình hơi để giúp tích trữ lượng khí nén đảm bảo được hiệu quả làm việc.
  • Với hệ thống khí nén có một áp lực dưới 15Kg/cm2G thì cần phải có tốc độ dòng khí dưới 15m/sec trong ống, để có thể tránh tổn thất áp lực thừa .
  • Để tránh việc mất áp lực, bạn cần phải sử dụng số lượng co nối và những bộ phận van trong hệ thống đường ống cho phù hợp.
  • Một mô hình đường ống lý tưởng đó chính là có đường ống chính bao quanh khép kín toàn nhà xưởng để có thể bảo đảm cho khí nén được truyền đến mọi nơi trong nhà xưởng. Bạn cần phải tiến hành lắp các van sao cho phù hợp trên hệ thống ống chính để có thể tiến hành ngắt dòng khí trong khi kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống.

Hệ thống khí nén

Nên lắp đặt máy nén khí, bình tích khí và máy sấy khí theo sơ đồ sau

Tiến hành lắp đặt nền đế

  • Đế của máy cần được đặt trên nền cứng vững đảm bảo bằng phẳng trước khi lắp đặt máy nén để có thể giảm rung động máy đến mức tối thiểu nhất có thể.

  • Nếu như máy được lắp đặt trên tầng cao thì bạn cần phải lắp đặt giảm chấn để tránh truyền rung động cho tầng dưới, hoặc tránh trường hợp xảy ra cộng hưởng gây ra những nguy hiểm cho máy nén và thiết bị .

Lắp đặt hệ thống làm mát:

Đối với những dòng máy nén hơi làm mát bằng không khí thì điều đặc biệt quan trọng đó chính là việc duy trì môi trường thông thoáng cho máy. Một điều cấm kị là lắp đặt máy nén khí gần bất kỳ những máy hay thiết bị nào có nhiệt độ cao, hoặc là ở những nơi có độ thông gió kém. Nếu như máy được lắp đặt ở những nơi kín thì quạt hút và xả khí  phải được lắp đặt để có thể lưu thông không khí. Điều đặc biệt quan trọng là dòng khí sinh ra từ quạt hút và xả khí phải lớn hơn so với dòng khí thoát ra từ quạt làm mát của máy.

Quạt làm mát máy nén khí

Nên lắp thêm quạt thông gió để giúp cho phòng máy nén khí được thông thoáng hơn

 

5. Tiến hành thử máy:

Sau khi quá trình lắp đặt hoàn tất thì chúng ta tiến hành thử máy:

Đối với máy nén khí trục vít:

  • Bạn cần phải nối dây điện nguồn và phần dây mass, tiến kiểm tra điện áp của nguồn có đúng không.
  • Tiến hành kiểm tra mức dầu của bộ phận thùng dầu có phải nằm trong khoảng H và L hay là không?
  • Nếu trong thời gian dài không sử dụng đến máy thì cần phải thêm 0,5 lít dầu bôi trơn vào bộ phận van hút, sau đó tiến hành quay máy nén vài vòng bằng tay. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tổn thất dầu trong lúc bạn tiến hành khởi động.
  • Tiến hành kiểm tra và bảo vệ hệ thống làm mát cho kiểu làm mát bằng nước.
  • Nhấn nút ON, sau một vài giây thì ấn nút EMERGENCY STOP để kiểm tra xem chiều quay của máy có đúng hay là không (theo như chiều mũi tên ghi trên máy). Nếu như sai thì cần phải tiến hành thay đổi vị trí nối của hai trong ba dây sau R, S, T.
  • Tiến hành nhấn nút ON để có thể bắt đầu chạy máy nén, trong những trường hợp mà +có tiếng ồn bất thường, xảy ra chấn động hoặc là chảy dầu, thì cần phải lập tức nhấn nút EMERGENCY STOP để tiến hành kiểm tra.
  • Quan sát phần đèn chỉ thị có bình thường hay là không.
  • Nhiệt độ duy trì trong khoảng 75 - 85oC là ổn định nhất.
  • Tiến hành nhấn nút OFF, sau 10 - 15 giây rơle thời gian được cung cấp năng lượng và bộ phận motor tự động dừng.

Đối với dòng máy nén khí Piston:

  • Bạn tiến hành đóng cầu dao điện sau đó ấn nút khởi động máy chạy, chú ý đến các biểu hiện bất thường trong quá trình chạy máy.
  • Trong một ca thì tối thiểu bạn nên kiểm tra cưỡng chế sự hoạt động của bộ phận van an toàn 1 lần. Chú ý đặc biệt tới sự hoạt động của bộ phận rơle áp suất theo đúng các trị số chỉ định.
  • Không tiến hành vận hành máy quá thông số quy định của nhà sản xuất.

 Những lưu ý đặc biệt quan trọng khi tiến hành vận hành máy nén:

  • Bạn không được vận hành máy ở giá trị áp suất cao hơn so với áp suất đã ghi ở trên bảng hoặc motor phải dừng lại khi gặp vấn đề quá tải.

  • Tắt hết những nguồn điện và tiến hành xả hết khí nén trước khi tiến hành bảo dưỡng hoặc là sửa chữa máy, bạn nên đánh dấu cảnh báo để có thể tránh những tai nạn không nên có.
  • Những bộ phận của cửa nên đóng lại khi tiến hành máy vận hành, nếu như bạn chỉ cần kiểm tra và sửa chữa những trạng thái vận hành thì bạn không nên chạm vào các bộ phận đang vận hành có thể gây nguy hiểm.
  • Cấm hoàn toàn việc tiến hành mở cánh cửa khi mà máy vẫn đang hoạt động.
  • Không được tự ý thay đổi cấu trúc, các thành phần và những phương pháp điều khiển không được cho phép của các nhà sản xuất.

Chúc bạn có được một hệ thống khí nén làm việc cho năng suất cao. Bạn có thể tham khảo thêm bảng giá máy nén khí và các loại máy bơm hơi giá rẻ, máy nén khí Pegasus của chúng tôi tại đây nhé.

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.