Back Home

Hướng dẫn căn chỉnh dây đai máy nén khí

- Lượt xem: 5556

(0 đánh giá)

Bộ phận dây đai (hay chúng ta còn gọi là bộ phận dây curoa) là một chi tiết quan trọng và có nhiệm vụ chính đó là truyền chuyển động từ động cơ điện sang các chi tiết khác hay từ bộ phận này qua bộ phận kia của các chi tiết máy. Dây đai là một loại dây được sử dụng rất phổ biến trong những chi tiết máy cần đến truyền những chuyển động thay thế cho những phương pháp truyền chuyển động bằng xích theo kiểu truyền thống.

Ưu điểm nổi trội của phương pháp truyền chuyển động bằng dây đai (hay còn gọi là dây curoa) so với phương pháp truyền động theo kiểu xích truyền thống đó chính là dễ dàng trong việc lắp đặt, sạch hơn, độ bền cao và có khả năng chịu được nhiệt độ và mức ma sát lớn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của máy.

Đối với các dòng máy nén hơi khí nén có công xuất nhỏ thường được thiết kế sử dụng chuyển động bằng bộ phận dây đai để có thể thuận tiện cho việc tiến hành thiết kế và sửa chữa. Còn đối với những dòng máy nén khí mà có công suất lớn thì thường sẽ được thiết kế truyền động một cách trực tiếp vì sử dụng dây đai cho các dòng máy này sẽ dễ gây hại do momen khởi động lớn và tạo nên ma sát cao.

Có thể bạn quan tâm:

Những thiết bị đi kèm máy nén khí là gì?

Bảng giá máy nén khí dây đai Pegasus

Bảng giá máy sấy khí mới nhất.

 

Khi lựa chọn dây đai sử dụng  trong máy nén khí thì nó cần phải đảm bảo được những yêu cầu như sau:

– Đảm bảo chịu được nhiệt độ cao

– Có khả năng chịu đựng dầu tốt

– Có khả năng chịu được sự mài mòn.

– Khả năng chịu được momen khởi động lớn.

 

Máy nén khí dây đai Pegasus

Máy nén khí Pegasus là thương hiệu máy nén khí có trang bị dây đai

Để có thể căn chỉnh được dây đai cho máy nén khí đúng thì việc đầu tiền bạn cần phải hiểu sơ qua các loại dây đai dùng cho máy nén khí. Trên thực tế có rất nhiều các loại dây curoa sử dụng cho máy nén khí tuy nhiên dựa vào hình dạng của dây thì chúng ta có thể phân chia thành 2 loại chính như sau:

  • Loại dây đai dùng cho máy nén khí có tiết diện hình thang: Loại này có thể là loại trơn (hay còn gọi là loại không có răng) hoặc là loại có răng. Dòng dây đai này thường được sử dụng cho các dòng máy nén khí Piston có công suất nhỏ. Các dòng dây đai loại này thường là dây 3VX, dây 3V, dây XPA – 3 với chiều dài và chiều rộng dây khác nhau.
  • Loại dây curoa máy nén khí có phần răng dọc hay chúng ta thường gọi là rãnh dọc: Loại dây này thường là loại có nhiều rãnh nhỏ được thiết kế nằm dọc theo chiều dài của dây. Những loại dây này thường được thiết kế từ 6 rãnh đến 16 rãnh tùy thuộc vào từng loại máy có công suất lớn hay bé khác nhau. Những loại dây này có tên theo tiêu chuẩn quốc tế là Rib Ace và chủng loại dành cho máy nén có tên gọi là PK. Dây curoa máy nén khí loại này thường được lắp cho các dòng máy có công suất tương đối lớn. Nó được thiết kế có nhiều rãnh nhỏ nhằm mục đích tăng độ ma sát giữa bộ phận dây và bully nhằm tạo nên sức kéo lớn hơn nhiều lần so với các loại dây hình thang nói trên. Dây loại này có độ mềm dẻo cao nhằm làm tăng diện tích góc ôm dây vào bộ phận bully, mục đích là chống chịu được những momen khởi động lớn của máy nén khí.

 

Dây đai dùng cho máy nén khí

Hình ảnh dây đai XPA của máy nén khí

Mặc dù là các dòng máy nén khí hiện nay sử dụng dây đai tự động có khả năng căng giảm điều chỉnh tuy nhiên việc tiến hành bảo trì bảo dưỡng chi tiết này vẫn là một yêu cầu cần phải được thực hiện thường xuyên theo đúng định kỳ.

 

Những yêu cầu cần làm trước khi bạn tiến hành căn chỉnh dây đai cho máy nén khí:

Trước khi kiểm tra hay căn chỉnh dây đai máy nén khí thì bạn cần phải dừng máy nén khí và tiến hành ngắt kết nối điện để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Tránh việc động đến những bộ phận chuyển động như puli, dây đai, bộ phận quạt làm mát...để có thể tránh làm hư hỏng thiết bị.

Tiến hành kiểm tra bề mặt của phần đây đai để có thể đảm bảo nó không bị cào xước hoặc là bị co giãn quá mức cho phép. Tiến hành kiểm tra phần puli và trục để có thể đảm bảo nó không bị cào xé hoặc mòn. Nếu mòn thì cần phải tiến hành thay thế.

Bạn cần phải đảm bảo bộ phận dây đai của bạn không tạo ra bất kỳ một âm thanh nào quá mức chẳng hạn như tiếng ồn quá lớn.

Tiến hành kiểm tra độ giãn của dây đai: Bạn có thể kiểm tra độ giãn của dây đai bằng thước. Với mỗi dòng máy nén khí khác nhau sẽ có những yêu cầu về độ dãn của dây đai là khác nhau. Điều này bạn sẽ được nhà sản xuất hướng dẫn.

Những lưu ý khi bạn tiến hành kiểm tra dây đai và puli máy nén khí:

– Phần dây đai nếu như bạn căn chỉnh trùng quá thì sẽ có tuổi thọ thấp hơn rất nhiều so với việc căn chỉnh chuẩn.

– Dây đai nếu như bạn căn chỉnh căng quá thì cũng sẽ rất dễ bị đứt hoặc là gây ra những sự cố không mong đợi khác trong quá trình máy nén khí vận hành.

– Trong khi bạn tiến hành điều chỉnh độ giãn của dây đai, nếu bạn thực hiện căn chỉnh không đúng cách thì sẽ là nguyên nhân gây ra những sự cố cho máy nén khí đồng thời giảm tuổi thọ sử dụng của thiết bị.

Việc tiến hành căn chỉnh dây đai cho máy nén khí nên được thực hiện bởi những người có chuyên môn và kinh nghiệm để có thể đảm bảo tuổi thọ cho máy nén khí và dây đai ở mức lớn nhất. Nếu bạn không có sự am hiểu về chi tiết này, tốt nhất bạn không nên tự ý căn chỉnh thiết bị.

Tiến hành điều chỉnh dây curoa như thế nào cho đúng:

- Cứ sau 30 giờ đầu tiên chạy máy thì bạn cần phải tiến hành kiểm tra độ lỏng chặt của nó. Nếu như lực căng không đủ thì bạn cần phải tiến hành điều chỉnh lại, cứ khoảng 1500 giờ tiếp theo thì bạn cần phải kiểm tra và điều chỉnh một lần.

- Khi bạn tiến hành điều chỉnh lực căng dây thì cần phải dùng đinh ốc để có thể điều chỉnh phần đế động cơ để cho dây curoa lỏng/ chặt theo như mong muốn của mình.

- Sau khi điều chỉnh, thay dây đai thì bạn tuyệt đối không nên để cho dầu nhớt dính vào dây hoặc là bánh dây để tránh dây bị trơn.

- Nếu như trong trường hợp cần thay dây thì nên tiến hành thay đồng loạt, nếu như thay một số sợi hoặc một sợi thì lực căng của dây đai sẽ không đều.

- Sau khi tiến hành điều chỉnh xong thì bạn cần phải đảm bảo bánh động cơ và phần bánh trục vít nằm cùng một mặt phẳng, nếu không thì trong quá trình chạy máy, dây curoa sẽ nhanh mòn và tạo ra trấn động và cũng như tiếng ồn, đồng thời làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc của máy nén khí.

 

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.