Như bài tổng quan về dầu nhớt máy nén khí mà chúng tôi đã trình bày trước đây, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của dầu may nen khi đối với việc giữ cho máy luôn được hoạt động một cách ổn định và hiệu quả. Với bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn một cách chi tiết những bước cơ bản để bạn có thể tự mình thay dầu đúng cách.
Bao lâu nên thay dầu máy bơm hơi một lần?
Đây chính là một câu hỏi mà khá nhiều thắc mắc. Trong quá trình hoạt động của máy nén khí, lượng dầu sẽ bị biến chất do quá trình ô xi hóa, quá trình lẫn tạp chất trong khi sử dụng, một số thành phần bị tiêu hao sau quá trình sử dụng chính bởi vậy mà bạn cần phải thay dầu máy nén khí một cách định kì. Tuy nhiên thời gian thay dầu còn phụ thuộc vào dầu sử dụng dài hay ngắn, tuỳ thuộc vào chất lượng dầu, điều kiện làm việc của máy nén khí như lượng bụi bẩn, độ ẩm của máy.
Dầu máy nén khí cần thay thường xuyên để đảm bảo hiệu quả làm việc của máy
Bạn cần phải kiểm tra độ dầu của máy bằng thang đo mức dầu ở trên bình bơm hơi khí nén. Mức dầu ở giữa 2 vạch là được. Nếu lượng dầu mà bạn sử dụng vượt quá vạch trên thì cần dừng hoạt động của máy nén khí và tiến hành kiểm tra xem áp suất khí nén có còn ở trong bình hay không. Bạn cần phải tiến hành xả áp suất dư còn lại sau đó tiến hành kiểm tra thang đo dầu thêm một lần nữa. Với trường hợp lượng dầu mà thấp hơn vạch dưới thì bạn cũng cần phải tiến hành làm như trên.
Nếu bạn không tiến hành thay thế dầu nhớt của bình hơi khiến cho nó hết độ nhớt và bám và có cặn thì một phần dầu sẽ bị dính vào phin lọc của bộ lọc tách dầu do quá trình oxi hóa bị tích lũy lại. Điều này sẽ làm cản trở quá trình tách khí và đồng thời sẽ làm tăng nhiệt độ nghẹt lọc…
Dầu bẩn sẽ làm nghẹt bộ phận lọc dầu của máy nén
Khi thay dầu cho máy nén khí, bạn cần nhớ những khuyến cáo sau đây:
Bạn cần phải tiến hàng thay dầu bôi trơn và bộ phận tách dầu, lọc dầu theo đúng như tiêu chuẩn bảo dưỡng của máy nén khí bất cứ khi nào khi cần thiết.
Bạn chỉ nên sử dụng duy nhất một loại dầu trong quá trình sử dụng máy nén. Nếu như sử dụng loại dầu khác thì bạn cần phải súc rửa bình dầu trước khi sử dụng dầu mới. Bạn cần phải làm thế để tránh trường hợp các loại dầu khác nhau pha lẫn với nhau tạo nên những tạp chất gây ra những ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của máy nén.
Cần sử dụng duy nhất 1 loại dầu cho máy bơm hơi
Tiến hành định kỳ thay dầu cho máy nén khí theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, thời gian cụ thể còn tùy thuộc vào mức độ hoạt động của máy nén khí, điều kiện làm việc mà loại dầu máy nén khí sử dụng. Trong điều kiện khắc nghiệt, dầu của máy nén khí cần phải được thay thế sớm hơn và tuân thủ theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Thông thường máy sử dụng dầu gốc khoảng thì cần phải thay thế dầu sau 6.000 giờ hoạt động tương đương gần 12 tháng thì chúng ta nên tiến hành thay dầu 1 lần. Song so với loại dầu gốc tổng hợp thì bạn có thể sử dụng dầu lâu hơn. Đối với loại dầu gốc tổng hợp, sau khoảng 12.000 giờ bạn mới phải tiến hành thay lại.
Các bước để có thể thay dầu cho máy nén khí:
Bước 1. Bạn cần phải đảm bảo máy được dừng hoạt động hoàn toàn trước khi tiến hành thay dầu cho máy.
Bước 2: Áp suất trong máy cần phải đảm bảo bằng với áp suất của môi trường. Việc này được tiến hành bằng cách bạn xả hết áp suất cũ ra ngoài môi trường.
Bước 3: Tiến hành tháo nút bịt xả dầu nối với bình xả dầu. Một lưu ý quan trọng đó là sau khoảng 2 năm sử dụng, bạn cần phải tiến hành sục dầu trong bình chứa dầu 1 lần để loại bỏ hết cặn dầu ở trong đó, nhằm mục đích giúp cho dầu được đảm bảo sạch nhất có thể trước khi được cung cấp cho máy hoạt động . Một lưu ý tiếp đó là bạn cần phải đảm bảo thay dầu sau khi máy chạy được tầm 8 tiếng hoặc nếu bạn cần thay dầu cho máy gấp thì cần tiến hành chạy cho nóng máy là có thể tháo van xả dầu ra, để nguyên áp lực trong máy và tiến hành xả dầu. Trong trường hợp có áp suất thì cần phải hết sức cẩn thận trong việc thay dầu, tránh dầu nóng bắn vào người gây bỏng.
Bước 4: Đặt một khay đựng dầu ở dưới van xả dầu. Để dầu chảy ra từ từ, sau khi dầu chảy ra hết thì cần phải đóng van lại và tiến hành vặn nút bịt kín đường ống dầu.
Bước 5: Tiến hành đặt khay chứa dầu dưới vị trí nút bịt kín bộ làm mát dầu (hay còn gọi là két giải nhiệt). Bạn cần phải để cho dầu chảy ra hết sau đó mới tiến hành lắp lại nút bịt kín két làm mát dầu. Nếu két làm mát dầu đặt ở vị trí cao thì bạn bỏ quan bước này.
Bước 6: Tiến hành mở nắp đỏ dầu.Sau đó bạn đổ dầu máy nén khí vào. Lượng dầu đổ cần phải đảm bảo quá giữa hai vạch thang đo dầu là được.
Bước 7: Bạn cần phải đảm bảo rằng những thiết bị được tháo ra thì cần phải được lắp lại và sau khi thay dầu xong bạn cần phải tiến hành vặn chặt nút bịt kín, các chi tiết khóa dầu và nắp đổ dầu cần phải được nắp đúng vị trí cũ.
Bước 8: Sau khi thay dầu xong, bạn cần phải bật nguồn điện cho máy. Tiến hành bấm nút khởi động trong vòng 7 – 8s rồi sau đó dừng lại ngay. Bạn cần phải làm bước này để đảm bảo cho lượng dầu bôi trơn mới phủ được hết các chi tiết khe hở trong động cơ của máy. Nếu bạn bấm chạy thì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ động cơ và vòng bi của máy nén. Sau khi tiến hành bấm chạy 7-8s thì lượng dầu tại thang đo vì một phần nhỏ lượng dầu bị sụt đi đã được tuần hoàn trong các đường ống và những bộ phận làm mát, các bộ phận lọc dầu.
Cần cho máy chạy vài giây sau khi thay dầu
Bước 9: Giảm áp suất trong bình bằng với áp suất của môi trường. Sau đó bạn tiến hành kiểm tra mức dầu trong thang đo và bổ sung dầu tại cửa bổ sung dầu của máy nén khí. Bạn cần phải đảm bảo máy đã được ngắt điện, tiến hành xả áp suất dư của máy trước khi thêm dầu và sau đó thì tiến hành vặn chặt lại nút bịt dầu.
Bước 10: Tiến hành bật máy chạy đầy tải xem có gì bất thường xảy ra không. Nếu không thì bạn đã hoàn thành xong việc thay dầu cho máy nén khí của mình rồi đấy.
Những lưu ý quan trọng trong việc lựa chọn dầu cho máy nén khí:
Không nên mua dầu tái chế sử dụng cho máy của bạn. Dầu tái chế có giá thành rẻ hơn so với dầu chính hãng tuy nhiên xét về độ nhớt, các tính chất hóa học của nó không thể bằng dầu chính hãng được. Nếu bạn sử dụng dầu tái chế thì rất dễ chiếc máy nén của bán sẽ bị trục trặc trong quá trình hoạt động đấy.
Dầu đã qua sử dụng có khả năng gây ung thư, chính bởi vậy mà bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với loại dầu này.
Bạn cần phải thiết kế nền đặt máy cao hơn so với mặt sàn để cho những thao tác thay dầu và sửa chữa được thực hiện dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Những nguyên tắc cần tuân thủ khi thay dầu cho máy nén hơi
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.