Back Home

Cách sử dụng máy khoan từ AN TOÀN và HIỆU QUẢ

- Lượt xem: 2940

(0 đánh giá)

Máy khoan từ là một trong những thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay, được ứng dụng vào nhiều công việc khác nhau như: cắt (khoét) taro, vác miệng lỗ với những vị trí trên cao, hoặc các vị trí chật hẹp, khó như trên thép tấm, trong hóc, trên thép dầm...

Sản phẩm với lực hút từ từ tính cức mạnh, giúp máy giữ chặt vào vật liệu vì thế sẽ tránh được tình trạng rung hay đảo trong quá trình khoan cắt.

Đặc biệt máy khoan từ có thể hoạt động theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc hoặc chiều lộn ngược thích hợp với những công việc cần tiến độ nhanh, phải di chuyển linh hoạt

Tuy đã khá phổ biến, song sử dụng máy khoan từ như nào cho an toàn và hiệu quả nhất chắc hẳn không phải ai cũng biết, do đó bài viết hôm nay sẽ đưa ra những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng, và hướng dẫn cách xử lý một số lỗi thường gặp.

Cách sử dụng máy khoan từ

1. Những lưu ý khi sử dụng máy khoan từ giúp đạt hiệu quả và an toàn

- Để tránh tình trạng cháy nổ, các bạn cần lưu ý, không dùng máy khoan trong môi trường ẩm ướt hoặc tại những khu vực có khi ga.

- Bề mặt cần khoan phải được đảm bảo sạch sẽ, bằng phẳng, không có phoi hay mạt thép. Các ngoại vật này nếu nằm dưới đế từ sẽ khiến cho lực từ bị giảm, làm cho động cơ không hoạt động.

- Trước khi khởi động máy thì cần phải kiểm tra lực bám của đế từ. Trong trường hợp máy đang được đặt trên những vật liệu không có từ tính như gỗ hay mặt đất thì tuyệt đối không bật từ. Chỉ được phép bật khi toàn bộ bề mặt đế từ đã được đặt trên bề mặt của vật liệu nhiếm từ.

Lưu ý: Các bề mặt dùng để làm dẫn từ khi khoan các vật không có từ tính phải đảm bảo sạch, bằng phẳng, rộng hơn đế từ và phải có độ dày tối thiểu là 12mm.

Trong trường hợp chi tiết cần gia công quá mỏng, hoặc bề mặt không được bằng phẳng thì phải tiến hành làm đồ gá.

- Khi khoan, nếu sử dụng mũi có đường kính lơn hơn 16mm, thì nhất định phải khoan mồi, lỗ khoan càng lớn thì đồng nghĩa với việc phải mồi nhiều lần.

- Không để máy làm việc quá tải, hay vượt quá công suất mà nhà sản xuất khuyến cáo.

- Trong lúc khoan, nếu thấy có nhiều phôi bó trêm mũi thì không nên khoan tiếp, mà phải dừng lại để lấy phôi ra, như vậy sẽ giúp dung dịch làm mát tiếp xúc được nhiều hơn với mũi khi khoan xuống cũng sẽ dễ dàng hơn.

- Không ít người khi sử dụng máy khoan từ cho rằng việc ấn mạnh tay xoay khi vận hành sẽ giúp tiến độ khoan nhanh hơn, mà không biết rằng khi chúng ta đặt một áp lực quá lớn lên thân máy sẽ khiến cho tốc độ của máy và tốc độ loại bỏ kim loại bị giảm,  mũi dễ bị sóc và vỡ

Tốt nhất khi khoan, các bạn nên lắng nghe động cơ, tác dụng một lực vừa phải, không quá nhẹ cũng không quá mạnh.

- Với những máy sử dụng hộp số bằng cơ, cần lưu ý kiểm tra sự ăn khớp của hộp số trước khi sử dụng, đồng thời khi máy chạy không điều chỉnh thay đổi tốc độ.       

- Dung dịch làm mát nhất thiết phải sử dụng trong quá trình khoan cát, để giảm nhiệt đồng thời bôi trơn cho mũi khoan.

Với trường hợp taro, thì có thể dùng nhớt để thay thế cho dung dịch làm mát, nói lỏng các con ốc của khóa hành trình đầu khoan sẽ giúp di chuyển lên xuống dễ dàng.

- Để đảm bảo an toàn khi khoan ở những vị trí trên cao, ngang, hay lộn ngược, người khoan nên sử dụng dây đai, hoặc xích an toàn, để tránh trường hợp mất điện đột ngột khiến cho đế từ không còn khả năng hút giữ máy.

- Đa phần các máy khoan từ hiện nay đều dử dụng động cơ chổi than, loại động cơ này tương đối nhanh mòn, vì thế cần kiểm tra thường xuyên và thay thế kịp thời để tránh làm cháy roto.

Khi thay thế chổi than, cần lưu ý chọn đúng loại, đúng kích cỡ và thực hiện đúng quy cách.

>> Tham khảo thêm các loại máy khoan cầm tay dùng khí nén chính hãng của Nhật tại: Máy khoan khí nén Kawasaki

 

2. Một số vấn đề và lỗi thường gặp khi sử dụng máy khoan tử

Máy không chạy

- Nhưng chúng ta đã biết, mạch từ của máy khoan có thiết kế giống với một rơ le tự động. Nếu đế từ không đủ lực để giữ chặt vật liệu, thì mạch từ sẽ tự động ngắt hoạt động của máy.

- Trong trường hợp này cách xử lý như sau: Sử dụng thêm kẹp dưới đế từ để tăng lực giữ

Khi khoan đế từ không giữ chắc đối với vật liệu

Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

- Vật liệu quá mỏng nên không thể gắn chắc với đế từ, để đảm bảo thì vật liệu phải có độ dày tối thiểu là 5mm.

- Bề mặt của vật liệu khoan không được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành, bị rỉ sét, có nhiều cặn bẩn hoặc nhiều mảnh vỡ trên bề mặt

- Sử dụng mũi khoan không phù hợp, vượt ngoài khả năng làm việc của máy

- Có thiết bị hàn đang gắn các vật liệu được khoan

Động cơ chạy chậm

- Do dây cáp điện quá dài hoặc tiết diện dây quá nhỏ không phù hợp

- Tác động lực quá mạnh khi khoan

- Mũi bị cùn

Dung dịch làm mát không chảy

Dung dịch làm mát đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của máy, nếu phát hiện máy xảy ra tình trạng trên thì có thể do một số nguyên nhân sau:

- Có bụi, cặn bẩn, các mảnh vụn kẹt trong bể nước làm mát

- Sử dụng ti định tâm không đúng kích  thước

- Vị trí lỗ thoát hơi trên nắp của bề nước làm mát bị bịt kín

Lõi thép không được đẩy ra từ mũi khoét của máy

- Do bị thiếu nước làm mát khiến cho lõi thép bị nở ra ở bên trong lỗ  mũi khoét

- Sử dụng dung dịch làm mát không đúng loại

- Dùng ti định tâm không đúng về kích cỡ

- Ti định tâm bị nứt, vỡ

Mũi khoét bị vỡ

- Do sử dụng lực quá mạnh trong quá trình khoan

- Vật liệu khoan quá cứng.

- Sử dụng mũi khoan không phù hợp khi khoan cùng một lúc nhiều vật liệu xếp chồng lên nhau

Lỗ khoan bị khoét rộng, thô, nhám

- Do thiếu dung dịch làm mát

- Tác động lực quá mạnh khi khoan

- Mũi khoét bị cùn

Mong rằng với bài chia sẻ hôm nay sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng, cũng như nhận biết lỗi đối với sản phẩm máy khoan từ.

Tham khảo thêm:

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hoàng Anh Tuấn

Hướng dẫn đầy đủ chi tiết

(23-08-2022, 1:10 pm) Trả lời

Trịnh Huệ (Admin) Hoàng Anh Tuấn

cảm ơn anh, nhân viên bên em sẽ liên hệ với anh ạ

(23-08-2022, 3:09 pm)