Back Home

8 lỗi liên quan đến sửa chữa gầm ô tô bạn PHẢI BIẾT

- Lượt xem: 4983

(0 đánh giá)

Gầm xe chính là vị trí vô cùng quan trọng của xe ô tô. Có nhiều lỗi liên quan đế gầm xe mà bạn cần phải tiến hành sửa chữa ngay. Việc bảo dưỡng gầm xe cũng chính là một công việc quan trọng khi bạn đi bảo dưỡng xe.

Vấn đề sửa chữa gầm xe không chỉ liên quan đến vấn đề máy móc nằm ở gầm, mà còn liên quan đến nhiều lỗi khác nữa.

 

sửa gầm ô tô

 

8 lỗi liên quan đến gầm ô tô bạn phải biết:

Tay lái nặng

Nguyên nhân:

– Do xếp hàng quá nhiều về phía trước

– Lốp non

– Thiếu dầu ở bộ phận trợ lực tay lái

 

tai lái nặng

Tai lái nặng liên quan đến lỗi gầm ô tô

Cách khắc phục:

– Điều chỉnh lại cách xếp hàng hóa của bạn

– Tiến hành bơm lốp đủ áp suất theo quy định.

– Tiến hành bổ sung dầu cho bộ phận trợ lực tay lái.

 

Tay lái khó trở về vị trí cân bằng:

Nguyên nhân:

– Do tay lái thiếu dầu bơi trơn ở các khớp nối của hệ thống lái

– Bộ phận Bạc lái xiết quá chặt

– Bánh vít và tay răng được chỉnh không đúng

– Góc đặt của bánh xe không đúng

 

Góc đặt bánh xe không đúng

Góc đặt bánh xe không đúng khiến cho tai lái khó về vị trí cân bằng

 

Cách khắc phục:

– Tiến hành tra dầu mỡ vào các khớp nối

– Thực hiện làm lỏng bạc lái cho chuẩn (đừng có chỉnh lỏng quá nếu không xe sẽ bị rơ)

– Tiến hành chỉnh lại tay răng và vít răng

– Chỉnh lại góc đặt của bánh xe sao cho thật chuẩn

 

Tay lái bị rung

Nguyên nhân:

– Do bộ phận đai ốc bắt chặt bánh xe bị lỏng

– Các khớp nối của hệ thống bánh lái của bạn vặn chưa chuẩn

– Bạc trụ lái bị mòn

– Bạc thanh rản thước lái bị ăn mòn

– Giàn cân bằng lái bị cong hoặc bộ phận cao su bị thoái hóa.

– Bánh xe không được cân bằng

– Lốp non hoặc bơm chưa đủ áp suất.

– Lốp mòn sau một thời gian dài sử dụng thì bị không đều

– Hệ thống trợ lực lái bị lọt khí vào trong

 

Hệ thống trợ lực lọt khí vào trong

Hệ thống trợ lực lọt khí vào trong khiến tay lái bị rung

 

Cách khắc phục :

– Tiến hành xiết chặt các đai ốc

– Cần xiết chặt lại các mối nối

– Nên thay thế bạc mới

– Tiến hành chỉnh lại bạc tỳ thước lái

– Căn lại khe hở bạc tròn cho hợplys

– Các bánh xe cần phải cân bằng lại

– Kiểm tra và bơm lại lốp nếu cần

– Hãy bơm lốp đủ áp suất quy định

– Nếu lốp bị mòn không đều thì bạn cần phải cân bằng lại lốp.

– Tiến hành xả khí trong hệ thống trợ lực lái

 

Tay lái bị nhao:

Nguyên nhân:

– Do áp suất của lốp không đều

– Phần cao su tay lái bị thoái hóa

 

tay lái bị nhao

Tay lái bị nhao có thể do phần cao su tay lái bị thoái hóa

 

– Vị trí góc đặt vô lăng không đúng

– Độ chụm bánh bị sai.

– Táo lái bị dơ

– Do làm việc lâu ngày nên Rôtuyn lái bị hỏng.

 

rô tuyn ô tô

Hình ảnh Rô Tuyn ô tô

 

Cách khắc phục:

– Tiến hành bơm lốp đúng áp suất quy định

– Nếu cao su tay lái bị hỏng thì nên tiến hành thay mới

– Chỉnh lại góc đặt vô lăng và độ chụm của bánh xe.

– Thay thế táo lái nếu hỏng

– Thay thế phần rôtuyn

 

Phanh không ăn

Nguyên nhân:

– Do hành trình bàn phanh không đúng

– Hệ thống phanh bị rò rỉ đường dầu hoặc khí.

– Bộ phận Piston bánh trước bị bó thường ở chi tiết phanh đĩa

 

Phanh không ăn

Phanh không ăn cũng là một trường hợp hay gặp

 

– Bộ phận bầu trợ lực hơi và phớt giữa tổng phía trên bị hỏng.

– Cúp pen phanh bị hỏng nên phanh không ăn

– Dây phanh bị đứt.

– Má phanh bị ăn mòn.

 

Cách khắc phục:

– Tiến hành chỉnh lại hành trình bàn đạp phanh

– Bạn hãy xiết chặt lại các đầu khớp nối và tiến hành thay thế các đệm

– Nếu dầu phanh có lẫn khí thì bạn cần phải xả khí.

– Tiến hành thay thế bầu trợ lực và phớt giữa tổng trên

– Tiến hành thay cúp ben, bộ phận dây phanh và má phanh mới

 

Bó phanh

Nguyên nhân:

– Bàn phanh có hành trình không đúng

– Điều chỉnh sai phanh tay

– Bộ phận lò xo kéo hoặc lò so hồi vị má phanh bị hỏng do làm việc lâu ngày.

– Bánh xe bị kẹt xi lanh.

– Phanh chính bị hỏng xi lanh

– Khớp nối tang trống phanh bị gỉ sét nên phanh bị kẹt

– Do khô dầu hoặc nước vào nên phanh bị bó.

 

xe bị bó phanh

Xe bị bó phanh thì bạn cần phải xử lý gấp

 

Cách khắc phục:

– Tiến hành điều chỉnh bàn phanh

– Điều chỉnh lại phần tay phanh

– Thay lò xo kéo của phanh.

– Thay thế xi lanh bánh xe

– Bánh chính nên thay thế xi lanh

– Khớp tang trống nên tiến hành bảo dưỡng để chống gỉ sét

– Tiến hành đánh sạch và cho thêm mỡ

 

Phanh bị ăn lệch một bên

Nguyên nhân:

– Bộ phận cúp ben dưới xi lanh chia bị hỏng

– Áp suất hơi lốp không đủ

– Bộ phận xếp hang lệch 1 bên

– Bộ lốp mòn không đều

– Phần tang trống của phanh bị méo

– Bộ phận má phanh bị dính dầu.

 

Lốp mòn không đều

Lốp mòn không đều khiến phanh bị ăn lệch 1 bên

Cách khắc phục:

– Tiến hành thay thế cúp ben

– Hãy bơm lốp đúng với áp suất quy định

– Tiến hành xếp lại hàng trên xe

– Hãy thay thế lốp mới nếu cần thiết

– Tang trống phanh nên được sửa hoặc thay thế.

– Tiến hành vệ sinh má phanh.

 

Áp suất khí nén của máy nén hơi sinh ra không đủ:

Nguyên nhân:

– Do đường dẫn khí nén bị rò rỉ

– Bộ phận dây đai bơm khí bị trùng

 

Cách khắc phục:

– Tiến hành xiết chặt đầu nối của ống

– Căn chỉnh lại độ căng của dây đai

 

Đối với việc bảo dưỡng gầm ô tô, bạn cần phải quan tâm đến 5 vấn đề như sau:

 

Bảo dưỡng gầm xe ô tô

Bảo dưỡng gầm xe đóng vai trò quan trọng

 

1. Giảm sóc: Nếu thấy kém thì cần phải thay. Tiến hành thay ti thôi nhé. Thường thì thay cho giảm sóc sau sẽ dễ hơn so với việc thay cho giảm sóc trước.

2. Nếu gầm mà có tiếng kêu: Bạn hãy thay thế cục cao su, tiến hành kiểm tra bộ phận thanh giằng, những khớp ghép nối, cao su mà kém thì nên ép lại hoặc tiến hành thay thế mới.

3. Kiểm tra chân máy: Nếu kém thì cần thay thế cục cao su.

4. Rotuyn: ô tô bao gồm rotuyn lái trong và lái ngoài, nếu như nó rơ quá thì bạn nên tiến hành thay mới.

5. Bi may ơ: Nếu nó kém hoặc hỏng thì sẽ gây ra tiếng ù xe. Chính bởi vậy, nó mà hỏng thì bạn cần phải tiến hành thay mới.

6. Gầm xe bị bẩn cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của xe. Tốt nhất bạn nên thường xuyên vệ sinh gầm xe bằng máy bơm rửa xe

 

Kinh nghiệm không bị "chém" khi bạn đi tiến hành bảo dưỡng ô tô:

Khi đi bảo dưỡng ô tô, nếu bạn không chọn những cơ sở uy tín thì sẽ thường bị chém đẹp. Chính bởi vậy, bạn cần nắm chắc kiến thức về xe của mình.

  1. Bạn cần phải tìm hiểu những phụ tùng, phụ kiện xe của bạn. Bạn nên biết những xe này có chức năng, nhiệm vụ ra sao để có thể biết được khi mà thợ phán bệnh.
  2. Hãy thể hiện sự tự tin, đừng bộ lộ sự thiếu tự tin rụt rè. Như vậy, thợ sẽ không dám qua mắt bạn đâu. Tuy nhiên, bạn không nên thể hiện thái quá vấn đề này.
  3. Hãy yêu cầu thợ liệt kê những vấn đề mà xe của bạn gặp phải. Nếu thấy phù hợp thì bạn tiến hành sửa, không thì mang xe đi chỗ khác sửa.
  4. Bạn cũng nên tham khảo giá của từng lỗi mà xe gặp phải trước khi tiến hành sửa xe nhé.

Có thể bạn quan tâm:

14 cách tiết kiệm xăng TRIỆT ĐỂ cho ô tô

7 bước làm sạch ghế da ô tô như mới bạn PHẢI BIẾT

Hướng dẫn [CHI TIẾT] cách thay lọc gió ô tô 

Máy nén khí pegasus 2HP, 3HP chuyên làm gầm ô tô

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.