Back Home

3 bước vệ sinh điều hòa ô tô như THỢ CHUYÊN NGHIỆP

- Lượt xem: 7569

(0 đánh giá)

Hệ thống điều hòa là một thành phần quan trọng trên xe ô tô. Nếu bạn không tiến hành vệ sinh nó thường xuyên thì sẽ dẫn đến trường hợp bị bẩn, gây ra trường hợp hệ thống làm mát trên điều hòa không được đảm bảo, gây tốn nhiên liệu của xe để có thể làm lạnh theo nhu cầu.

Chính bởi vậy mà bạn nên tiến hành vệ sinh máy lạnh ô tô định kì và có thể vệ sinh máy lạnh ô tô theo số km đã đi. Công việc này vừa giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu của xe, vừa tránh được những hư hỏng không đánh có.

 

 

Hệ thống làm lạnh trên ô tô bao gồm những thành phần gì?

Nếu như muốn tự tay vệ sinh hệ thống máy lạnh của ô tô mà bạn lại là một người không chuyên thì , trước hết, bạn cần phải nắm được kết cấu của hệ thống làm lạnh trên ô tô. Như vậy thì quá trình vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống làm lạnh được diễn ra một cách dễ dàng và không gây hư hỏng gì.

Một hệ thống làm lạnh trên ô tô bao gồm:

  • Bộ lọc khô: Có chức năng hút sạch chất ẩm có trong môi chất khi môi chất được đẩy ra khỏi dàn nóng.
  • Van giảm áp: có chức năng  giảm áp suất của môi chất, từ đó tạo ra hơi mát để thổi ra ngoài.
  • Máy nén: Có tác dụng làm tuần hoàn môi chất trong hệ thống làm lạnh. Ngoài ra, máy nén còn có tác dụng chuyển môi chất từ dạng khí thành dạng lỏng để có thể đưa môi chất vào dàn nóng.

 

Máy nén hệ thống làm lạnh ô tô

Hình ảnh máy nén của hệ thống điều hòa ô tô

  • Dàn nóng, dàn lạnh: Có chức năng nhận trực tiếp không khí từ cabin, sau đó chuyển môi chất làm lạnh về dạng khí để có thể chuyển xuống máy nén.

 

Dàn nóng nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ bị bám bụi bẩn

 

Một số dòng xe phiên bản cũ không sử dụng bộ lọc khô mà thay thế bằng một bình gas trực tiếp có trang bị một khu vực hút ẩm.

Nếu như trong trường hợp mà bạn không đủ các thiết bị như bình phun áp suất cao, camera nội soi giàn lạnh, các loại dung dịch vệ sinh công nghiệp thì bạn hoàn toàn vẫn có thể vệ sinh điều hòa theo cách đơn giản như sau nhé:

 

3 bước vệ sinh điều hòa ô tô như thợ CHUYÊN NGHIỆP:

Tiến hành vệ sinh lọc gió

Lọc gió chính là bộ phận đón nhận bụi bẩn, vi khuẩn có hại. Qua một thời gian dài sử dụng thì những bụi bẩn này sẽ tích tụ lại, làm giảm hiệu năng làm mát của điều hòa. Nguy hiểm hơn, nó còn sinh ra những chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người ngồi trong xe.

 

Lọc gió là bộ phận bị bám bẩn nhiều

 

Nếu như vài năm mà bạn không tiến hành thay thế lọc gió thì bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được mùi ẩm mốc do điều hòa phả ra. Chính bởi vậy mà việc vệ sinh lọc gió này đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Trước tiên, bạn cần làm sạch tấm lọc gió. Tấm lọc này ở ngay vị trí cửa gió nên việc bạn nhìn thấy là một việc dễ dàng. Bạn dùng nước sạch xịt đều khắp bề mặt để nước đẩy các chất dơ bẩn ra khỏi máy lạnh. Sau đó dùng vòi xịt khí nén do máy nén khí sinh ra để giúp làm sạch hơi nước có trong hệ thống, tránh trường hợp hơi nước đóng băng gây hư hại cho máy lạnh. Tiến hành gắn lại lọc gió sau khi đã hoàn thành.

 

Nên sử dụng khí nén để vệ sinh tấm lọc gió

 

Làm sạch cửa hút gió:

Sau đó bạn cần vệ sinh toàn bộ cửa hút gió. Bằng mắt thường thì bạn có thể thấy bụi bám vào cửa hút gió. Chính bởi vậy, bạn cần phải tiến hành về sinh cửa hút gió để tránh trường hợp bụi phát tán trong cabin. Bạn có thể sử dụng máy nén khí mini để xịt bụi cho cửa hút gió.

 

Cửa hút gió cần được vệ sinh sạch sẽ

 

Bạn sử dụng dung dịch vệ sinh ống gió điều hòa. Tuy nhiên, bạn cần mở quạt điều hòa ở chế độ sưởi, với công suất tối đa là 10 phút. Sau khi hệ thống máy lạnh đã khô ráo thì bạn hãy đưa đầu vòi xịt của chai dung dịch vào máy lạnh ca bin và xịt. Sau khi xịt khoảng 15 phút, thì bạn lại tiến hành khởi động lại chế độ sưởi với công suất gió tối đa, đồng thời tiến hành mở cửa xe để đảm bảo thông thoáng cho xe.

 

Tiến hành vệ sinh hệ thống làm lạnh:

Những thao tác dưới đây sẽ giúp cho hệ thống làm lạnh của bạn hoạt động một cách trơn tru.

Tiến hành vệ sinh bình ngưng (dàn nóng): Dàn nóng là nơi tiếp nhận luồng khí ở bên ngoài hút vào. Chính bởi vậy mà bộ phận này vô cùng bẩn. Bạn cần phải tiến hành vệ sinh các nan nhỏ của dàn nóng. Đồng thời, bạn cần kiểm tra nước làm mát của dàn nóng xem có cạn không, nếu cạn thì phải tiến hành bổ sung ngay.

 

Hình ảnh dàn nóng sau khi vệ sinh

 

Tiến hành vệ sinh máy nén: Đối với máy nén, bạn hãy tra dầu bôi trơn. Nếu dầu của máy nén bị đen hoặc bẩn thì bạn cần phải thay dầu bôi trơn ngay. Nếu như bạn được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, thì bạn có thể đánh giá độ mài mòn ở các đầu van, đầu bít. Nếu như van lỏng thì bạn cần mang xe đến cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp để sửa chữa.

Vệ sinh dàn lạnh: Đối với dàn lạnh, bạn chỉ cần xịt nước làm sạch các khe nhỏ và khe rãnh của giàn lạnh. Bụi bẩn chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu suất làm lạnh của máy bị giảm.

 

Dàn lạnh cần được vệ sinh bằng nước sạch

 

3 lưu ý quan trọng bạn PHẢI NHỚ khi tự vệ sinh máy lạnh:

Việc tự vệ sinh máy lạnh là một việc làm đơn giản và không gây mất công sức cho bạn.  Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau đây để không làm ảnh hưởng đến bản thân:

Thứ nhất: Khi tiến hành vệ sinh, bạn cần phải đeo kính để bảo vệ mắt. Môi chất làm lạnh (hay chúng ta còn gọi là chất sinh hàn). Đây là chất cực kì độc và có thể gây mù mắt. Chính bởi vậy, bạn cần phải đeo kính khi thực hiện vệ sinh.

Thứ hai: Trong quá trình tháo lắp máy, bạn cần đeo những dụng cụ bảo hộ như găng tay để bảo vệ da tay.

 

Khi vệ sinh máy lạnh ô tô thì bạn cần phải đeo găng tay

 

Thứ ba: Nếu gắn đồng hồ đo áp lực của hệ thống thì bạn tuyệt đối không được vặn xả van áp lực cao trên đồng hồ. Sự chênh lệch áp suất quá lớn có thể gây tình trạng cháy nổ. Chính bởi vậy mà bạn không nên tự ý nạp môi chất làm lạnh trong quá trình vệ sinh điều hòa xe.

 

Không được tự ý chỉnh đồng hồ áp lực

 

Chính những rủi ro nguy hiểm trên nên trong quá trình tự làm vệ sinh cho máy lạnh của ô tô, bạn chỉ nên tự vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh, lọc gió… Nên hạn chế động chạm đến các van, đường ống dẫn môi chất để tránh gây nguy hiểm, rò rỉ môi chất làm lạnh gây nguy hiểm.

Để vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa ô tô một cách chuyên sâu thì bạn nên mang xe tới các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được phục vụ.

Có thể bạn quan tâm:

Ô tô bị NGẬP nước cần làm gì? 12 cách PHÁT HIỆN xe ngập nước

Bí quyết giặt thảm ô tô SẠCH NHƯ MỚI

[Mách bạn] 12 việc bảo dưỡng xe ô tô bạn có thể LÀM TẠI NHÀ 

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.