Back Home

2 phương pháp cực hiệu quả để giải nhiệt cho máy nén khí trong ngày nắng nóng

- Lượt xem: 4823

(0 đánh giá)

Sau một thời gian dài sử dụng thì các loại máy móc nói chung và máy nén khí nói riêng sẽ sản sinh ra một lượng nhiệt đáng kể, lượng nhiệt này được phát sinh ra từ các đầu nén khí, các  khớp nối của thiết bị. Để có thể duy trì được tuổi thọ của máy móc thì vấn đề giải nhiệt cho máy nén hơi khí nén cần phải được quan tâm. Vấn đề giải nhiệt cho máy nén khí là một vấn đề bắt buộc nếu như bạn muốn hệ thống khí nén của mình làm việc một cách ổn định.

Có thể bạn quan tâm:

 

Những cách giải nhiệt cho máy nén khí hiện nay:

Với bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách giải nhiệt cho máy nén khí phổ biến nhất hiện nay:

– Làm mát bằng nước: Thông qua các hệ thống ống sinh hàn, nước làm mát sẽ được bơm qua đó. Nước làm mát sẽ chạy tuần hoàn trong các ống đồng, đây chính là nơi chạy qua của dầu tuần hoàn và khí nén. Phần nhiệt lượng được sinh ra từ bộ phận đầu nén được dầu hấp thụ, khi nó đi qua những ống sinh hàn này sẽ được nước hấp thụ  qua những ống đồng của ống sinh hàn rồi sẽ được đưa ra ngoài nhờ cơ chế lưu thông liên tục của nước làm mát. Phần dầu tuần hoàn được làm mát sẽ được đưa vào bên trong bình dầu và thực hiện chu trình làm việc mới. Xét về kích thước thì máy nén khí làm mát bằng nước thường sẽ có thể tích to hơn so với máy nén khí làm mát bằng gió, vì những chiếc máy này cần có 1 hệ thống bơm nước làm việc tuần hoàn và làm mát một cách liên tục cho máy. Dòng sản phẩm này thích hợp ở những nơi có nhiều khói bụi, nhiệt độ môi trường làm việc cao, tần suất vệ sinh bộ phận tản nhiệt máy nén khí thấp.

 

Nước làm mát máy nén khí

Nước làm mát được bơm qua ống sinh hàn để làm mát máy nén khí

– Phương pháp làm mát bằng gió: Khí nén và dầu tuần hoàn là 2 phần cần phải được hạ nhiệt trong quá trình hoạt động của máy nén chính bởi vậy mà chúng ta có thể dùng quạt thổi gió trực tiếp để có thể tiến hành thổi trực tiếp gió làm giảm nhiệt độ của đầu nén. Lượng dầu sau khi đã đi qua các ống của giàn tản nhiệt thì sẽ được đi trở lại bình dầu  và đầu nén để làm nhiệm vụ bôi trơn và tiến hành hấp thụ nhiệt lượng sinh ra do quá trình ma sát, sau đó được đưa trở lại giàn làm mát. Đa phần các dòng máy nén khí có công suất từ 100HP trở xuống đều sử dụng phương pháp làm mát bằng gió.

Với bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề giải nhiệt cho máy nén khí bằng gió như thế nào? Khi nào thì cần thiết kế thông gió cho phòng máy ?

Chúng ta lấy mốc nhiệt độ 40 độ C để làm căn cứ giải nhiệt bằng gió. Căn cứ thứ hai đó chính là vị trí không gian của phòng đặt máy có đảm bảo cho khí nóng được đối lưu hay là không. Tuy nhiên đối với điều kiện khí hậu của Việt Nam thì yêu cầu thiết kế giải nhiệt bằng gió chính là yêu cầu mang tính bắt buộc.

 

Những kiểu thiết kế giải nhiệt cho máy nén khí bằng gió:

Thiết kế thông gió cho máy nén khí thường sẽ được thiết kế theo 3 loại như sau:

Loại A

Đây chính là kiểu thông gió tổng cho toàn bộ phòng máy bao gồm cả máy nén khí và máy sấy khí. Yêu cầu với loại A là bạn cần phải lắp quạt phòng máy sao cho lưu lượng gió sẽ lớn hơn tổng lưu lượng gió các máy trong phòng xả ra. Loại A này chỉ áp dụng đối với phòng máy có thiết kế sao cho từ trần đến mặt đáy của nền là tầm 2m. Nhiệt độ của phòng máy cần phải lớn hơn tối đa so với nhiệt độ của môi trường là 5 độ C. Với điều kiện như này thì khí hậu Việt Nam thường sẽ không đáp ứng được.

 

Hệ thống quạt làm mát cho phòng máy nén khí

Hệ thống quạt làm mát cho phòng máy nén khí

Loại B

Đây là kiểu thông gió ống đẩy, phần ống nối sẽ được gắn liền vào phần miệng xả của máy nén và nguyên lý hoạt động đó chính là sử dụng chính lực đẩy của quạt gió trong máy nén khí để nhằm đẩy khí nóng ra bên ngoài. Nếu như có máy sấy lắp rời  thì bạn cần phải kết hợp với quạt thông gió tổng, quạt này sẽ cần phải có điều kiện là lưu lượng khí cần lớn hơn lưu lượng khí nóng máy sấy xả khí ra.

Loại B này áp dụng cho các phòng máy có lắp đặt ống dẫn có tổn thất áp ở trên ống đảm bảo dưới 20pa. Tức là độ dài của ống không được vượt quá 5m. Đây chính là kiểu thông gió thường hay áp dụng phổ biến tại Việt Nam nhất, có ưu điểm cả về chi phí đầu tư cũng như hiệu quả mà nó mang lại.

Loại C

Đây chính là kiểu thông gió ống hút, ống dẫn không gắn kín với miệng của máy nén khí mà sẽ cách miệng của cửa thoát khí nóng của máy nén khí độ cao H, độ cao H cần phải được thiết kế lớn hơn so với đường kính của ống hút, thông thường thì đường kính của ống cần phải có miệng loe ở phần gần miệng xả khí nóng của máy và nó sẽ có diện tích bao chùm nên miệng xả khí nóng của thiết bị máy nén khí. Trên ống hút của máy nén khí sẽ có gắn quạt hút gió với phần lưu lượng lớn hơn so với lưu lượng của khí nóng thoát ra từ máy nén khí. Kiểu loại C này được áp dụng đối với những phòng máy có thiết kế ống thoát khí nóng dài và địa thế để lắp ống hút nhỏ độ sụt áp lớn hơn 20pa.

Việc thông gió ép buộc có thể sẽ có một tác dụng phụ là làm đóng băng bên trong bộ làm mát khí của máy sấy khí tác nhân lạnh.

 

Những lưu ý khi tiến hành giải nhiệt cho máy nén khí bằng thông gió:

- Bạn cần phải đảm bảo cửa hút gió nằm ở vị trí thấp. Diện tích tối thiểu được mở rộng là là cần phải đảm bảo 1m2/01 máy nén.

- Ống thông gió loại B, loại C thì cần phải được tiến hành tháo rời dễ dàng để phục vụ bảo dưỡng sửa chữa.

- Riêng đối với Lloại B thì bạn cần phải có biện pháp giảm trấn cách ly giữa thiết bị máy nén khí và ống thông gió gắn vào cố định. Thông thường thì bạn sẽ dùng loại bạt để có thể nối tiếp giáp giữa ống thoát khí và miệng xả khí nóng. Bạt sẽ giúp làm kín không cho gió nóng bị phè ra ngoài đồng thời cũng có tác dụng cách ly rung trấn từ hoạt động của máy nén khí.

- Bạn tuyệt đối không để cửa hút gió quá gần với miệng xả của khí nóng vì điều này sẽ làm cho khí nóng bị hút ngược trở lại tạo ra hiện tượng quẩn khí nóng cục bộ.

- Đường kính ống hút đối với loại B thì cần phải đảm bảo không bị co thắt hoặc là đường kính quá nhỏ gây ra hiện tăng lực cản trong máy nén khí. Thông thường để có thể đạt được hiệu quả cao trong quá trình giải nhiệt cho máy nén khí thì bạn sẽ thiết kế ống có đường kính lớn hơn hoặc là bằng với miệng thoát khí nóng của máy nén khí.

- Bạn cần phải thiết kế cửa hút gió đồng thời lắp đặt thêm lưới lọc sơ cấp để nhằm loại bỏ được côn trùng và các hạt bụi lớn gây ảnh hưởng tới hoạt động của máy. Đối với những nhà máy dệt, bông sợi... thì bạn cần phải thiết kế lưới lọc sơ cấp để nhằm đảm bảo thông thoáng mà vẫn loại bỏ đa số bụi. Đối với những nhà máy hóa chất và sơn cần phải lưu ý tránh sơn bay vào trong phòng máy.

 

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.