Back Home

Những tiêu chuẩn của ngành khí nén

- Lượt xem: 9211

(0 đánh giá)

Ngành khí nén là một ngành ngày càng có nhiều ứng dụng hiện nay. Vậy ngành này có những tiêu chuẩn gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiều nhé.

Tiêu chuẩn chất lượng khí nén của hệ thống máy bơm hơi khí nén cao áp:

Đây là một bộ tiêu chuẩn cần phải được quan tâm khi tiến hành thiết kế hệ thống khí nén cho các ứng dụng trong các ngành y tế, thực phẩm, các ngành sơn, điện tử.Trong đó chúng ta phải kể đến bộ tiêu chuẩn ISO dành cho ngành khí nén. Nó bao gồm các tiêu chuẩn về thiết bị, tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn về hệ thống khí nén. Trong phạm vi của các kĩ sư Việt Nam chúng ta thì thường dùng tiêu chuẩn chất lượng khí nén ISO 8570.1 và tiêu chuẩn ISO 12500. Cùng với tiêu chuẩn chung ISO thì cũng tùy thuộc vào loại hình nhà máy và tiêu chuẩn áp dụng mà có những tiêu chuẩn riêng lẻ như tiêu chuẩn UCBO trong ngành thực phẩm dành cho Mỹ. Thông thường thì khi thiết kế dây truyền, các nhà thiết kế đã đưa ra những tiêu chuẩn và các thông số đặc trưng như:

1, Hàm lượng dầu có trong khí nén là 0 hay 0,01 hay 0,1 hay 0,3 hay 0,5 micro / m3 khí

2, Kích thước các hạt bụi trong khí nén là bao nhiêu? 0,01 hay 0,1 hay 0,3 hay 0,5 micro

3, Lượng nước có trong 1m3 khí là bao nhiêu ( thường thì sẽ quy về độ ẩm bao nhiêu %)

Tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống khí nén

Lắp đặt hệ thống khí nén cần tuân theo những quy định nhất định

Ngoài những tiêu chuẩn nêu trên với một số ứng dụng đặc thù của năng lượng khí nén còn yêu cầu hàm lượng khí. Ví dụ như máy nén kết hợp với tách khí nitro dùng trong lò luyện thì cần khí trơ, yêu cầu hàm lượng các chất chiếm bao nhiêu ( đảm bảo độ sạch 99 hay 99,5 hay 99.99)

Những thông số kể trên sẽ phục vụ cho việc chọn lựa công nghệ máy bơm hơi và các thiết bị xử lý khí nén sao cho cho phù hợp. Nói chung thì không có tiêu chuẩn nào bao hàm toàn bộ những yêu cầu về các các thông số chất lượng khí nén mà mỗi ngành đặc thù sẽ có tiêu chuẩn khác nhau.

Tiếu chuẩn kích thước đường ống dẫn khí nén

Thông thường thì sẽ có 3 đơn vị đo đường kính ống thép thường được sử dụng đó là DN (A), phi (mm) và Inch (").

DN: có nghĩa là đường kính trong danh nghĩa.

- Ví dụ như DN15 hoặc 15A thì tương đương với ống có đường kính ngoài danh nghĩa có giá trị là 21mm.

- Song với mỗi ống sản xuất theo tiêu chuẩn khác nhau thì sẽ có đường kính ngoài thực tế khác nhau, (ví dụ như theo tiêu chuẩn ASTM là 21.3mm, còn theo tiêu chuẩn BS là 21.2mm...).

- Nhiều người sử dụng thường nhầm rằng loại ống DN15 tức là ống có kích thước phi 15mm, tuy nhiên điều này là không phải.

- Tuy DN có nghĩa là đường kính trong danh nghĩa, tuy nhiên đường kính trong thực tế là bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Khi có kích thước đường kính ngoài thực tế thì chúng ta chỉ cần lấy đường kính ngoài trừ 2 lần độ dầy thì chúng ta sẽ ra được đường kính trong thực tế.

Đường kính trong (mm) = Đường kính bên ngoài (mm) - 2 lần độ dầy (mm)

* Phi: là giá trị tượng trưng cho đường kính ngoài danh nghĩa.

Ở Việt Nam các nhà sản xuất lấy đơn vị để đo đường kính ống quen thuộc nhất vẫn là phi (Ø), tức là mm (ví dụ phi 21 chính là 21mm). Cũng có nhiều người nhầm tưởng rằng, ống có kích thước phi 21 thì đường kính ngoài phải là đúng và đủ 21mm. Tuy nhiên như chúng tôi đã trình bày ở trên, ứng với mỗi một tiêu chuẩn sản xuất thì đường ống cũng sẽ có những đường kính ngoài thực tế khác nhau, chúng ta gọi là phi 21 chỉ để cho dễ gọi mà thôi,điều này cũng giúp chúng ta dễ hình dung ra kích thước của ống. Thông thường thì tất cả các nhà sản xuất đều công bố tiêu chuẩn của mình, và họ có bảng quy cách chính xác của từng loại ống mà họ sản xuất.

* Inch ("): Đây cũng là một đơn vị thường được dùng, đó chính là Inch (viết tắt là ký hiệu "). Nhiều người sẽ hay bị nhầm lẫn trong việc quy đổi từ đơn vị Inch ra DN hoặc là phi và ngược lại.

Nên chọn kích thước đường ống khí nén khi thiết kế như thế nào ?

Thông thường thì các đơn vị thiết kế sẽ chọn theo bảng giá trị định sẵn. Hoặc họ có thể chọn theo thiết kế từ nhà sản xuất máy xit hơi. Thông thường thì các hãng sản xuất sẽ có những quy ước về kích thước của đường ống đầu ra. Thật ra thì kích thước ống khí nén mà nói theo chuẩn thì rất khó. Tùy thuộc theo nhu cầu thiết kế quỹ ngân sách dự án mà chúng ta quyết định kích thước của ống cho phù hợp.

Tuy nhiên nếu như xét theo khía cạnh tốt nhất về mặt kỹ thuật, thì theo những kiến thức chúng tôi tổng hợp được, khi quyết định kích thước ống dây hơi tự rút cần phải đảm bảo được vận tốc khí nén theo các yêu cầu như sau:

1. Đường ống kết nối bên trong phòng khí nén: không vượt quá 6m/s

2. Ống góp: không không quá 6m/s

3. Đường ống chính trong hệ thống nhà máy: chúng ta có thể sử dụng theo bất kỳ bảng nào, tuy nhiên vận tốc phải không quá 15m/s và thỏa mãn được yêu cầu áp cuối của hệ thống. Tuy nhiên việc chọn đường kích thước đường ống khí nén phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1, Lưu lượng khí mà bạn cần truyền là bao nhiêu.

2, Đặc tính của khí truyền tải: CO2, nguyên liệu khí nén, khí tự nhiên, Nitro...

3, Quan trọng hơn cả chính là yêu cầu của thiết bị sử dụng đầu cuối cùng với đặc thù đường ống truyền tải.

Để có thể thiết kế đường ống cho dây truyền này thì bạn cần căn cứ thêm các yếu tố sau.

- Áp lực làm việc máy nén mà bạn sử dụng là loại mấy bar (thông thường là 7bar hay 10bar hay 13 bar)

- Áp suất tối thiểu sử dụng tại đầu vào của thiết bị sử dụng là bao nhiêu ( thông thường sẽ là 4 đến 5bar tùy thuộc vào từng ngành)

- Hệ thống của đường ống được thiết kế là đường xương cá, zic zắc hay là vòng tròn. Nếu như không phải đường tròn thì chiều dài đầu nguồn đến cuối nguồn sẽ là bao nhiêu mét.

- Hệ thống có chứa bình tích áp hay là không và thể tích của bình là bao nhiêu, vị trí đặt đầu day truyền ở đâu.

Căn cứ vào những yếu tố mà chúng tôi đã kể trên thì chúng ta tiến hành tăn hoặc giảm kích thước của đường ống để nhằm đảm bảo yêu cầu kĩ thuật về lưu lượng và áp suất khí nén sao cho phù hợp. Chúng ta cần lưu ý là việc tổn thất giá trị áp suất trên đường hoàn toàn chúng ta có thể tính toán theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên áp suất tức thời thì có thể sẽ bị suy giảm tại một điểm cục bộ trên đường ống truyền tải do các máy hay là thiết bị đầu cuối sử dụng nguồn lưu lượng khí lớn tại một chu kì làm việc. Tương tự nhu vậy đối với quy mô của một xưởng sản xuất tại một thời điểm nào đó có thể có nhiều thiết bị cùng sử dụng khí nén. Điển hình chính là các nhà máy xi măng có bình tích áp nằm khắp nhà máy, bên cạnh những máy có vai trò quan trọng và chúng có kích thước đường ống lớn hơn rất nhiều so với đường ống sử dụng tại các nhà máy sản xuất điện tử hay là may mặc.

Tags: mua máy bơm hơi, bình hơi, dây hơi lò xo

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.