Back Home

Hướng dẫn [CHI TIẾT] cách vệ sinh Bugi xe máy

- Lượt xem: 44993

(0 đánh giá)

Bugi xe máy chính là một chi tiết đánh tia lửa điện cho xe máy. Môi trường làm việc của bugi rất khắc nghiệt, bugi xe máy cần phải làm việc liên tục. Bản thân nó chi phối rất nhiều đến hiệu suất của động cơ.

Chính bởi vậy mà việc kiểm tra bảo dưỡng bugi rất quan trọng. Nếu như bạn để quá lâu không tiến hành bảo dưỡng thay thế thì bugi sẽ bị hỏng.

 

bugi xe máy

Bugi nếu không được thay thế và bảo dưỡng sẽ bị hỏng

 

Để có thể đảm bảo tốt nhất thì sau  mỗi 4.000 km, bạn cần phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng Bugi định kì và tiến hành chỉnh lại khe hở giữa chấu mát và điện cực (+).

 

3 lỗi thường gặp của Bugi xe máy:

Hãy tiến hành kiểm tra bugi xe máy trước khi sửa chữa nhé.

Nếu như xe của bạn đã chạy trên 2000 km thì bạn cần phải tiến hành  tháo bugi ra để quan sát. Bạn có thể đoán được tình trạng của động cơ thông qua màu sắc của bugi:

1. Sứ cách điện (chính là bộ phận bao quanh cực + ở giữa vành tròn của bộ phận đầu bugi) nếu như nó có màu đỏ gạch nung, chấu và nồi bugi quan sát vẫn khô sạch, thì động cơ của bạn hoạt động tốt.

 

Bugi hoạt động tốt
Hình ảnh Bugi hoạt động tốt

 

2. Nếu như sứ cách điện và bộ phận chấu bị bao phủ một lớp muội đen và khô, thì chứng tỏ nhiên liệu trong động cơ không được cháy hết.

 

Bugi bị đen

Bugi bị đen do nhiên liệu chưa cháy hết

 

Nguyên nhân có thể là do:

- Bộ phận vít lửa, và mobin bị rơ, rỗ.

- Điện thứ cấp cho động cơ bị yếu.

- Bạn sử dụng nhầm loại Bugi (Bugi loại nguội)

- Bộ chế hoà khí của bạn bị chỉnh sai tỷ lệ hỗn hợp và bị thừa xăng nên nhiên liệu sẽ cháy không hết.

- Áp lực nén trong buồng đốt bị thấp nên cũng khiến cho nhiên liệu không cháy hết.

3. Phần sứ cách điện, bộ phận chấu mát bị bẩn, bám đầy muội than bị ướt. Nguyên nhân là do xéc măng và xi lanh bị mòn nên dầu nhờn bị lọt vào buồng đốt

 

Bugi màu trắng

Bugi bị trắng do xe bị thiết xăng và nhiên liệu

 

Như chúng tôi đã nói ở trên, khi xe chạy được khoảng tầm 2000 km thì bạn nên tiến hành kiểm tra và vệ sinh Bugi. Tuy nhiên, không hẳn bắt buộc thời gian đó bạn mới kiểm tra bugi. NHiều trường hợp do xe bị ngập nước, bugi hỏng đột ngột thì bạn cần phải thay mới luôn.

Việc vệ sinh bugi là một công việc đơn giản mà ít người biết đến. Bugi mà hỏng sẽ dẫn đến trường hợp xe khó nổ máy, hay hay bị tắt xe đột ngột…Việc thay bugi sẽ giúp cho bạn xử lý được vấn đề trên.

 

7 bước [CHI TIẾT] vệ sinh Bugi xe máy:

Khi xe máy của bạn đi được khoảng 4000 km thì bạn nên tiến hành tháo bugi ra để kiểm tra. Trước khi tháo Bugi ra khỏi nắp thì bạn nên sử dụng khí nén từ máy nén khí để làm sạch bugi.

 

Xe chạy 4000km nên thay Bugi một lần

Xe chạy 4000km bạn nên thay Bugi một lần

 

Nếu Bugi của bạn có màu gạch cua tức là bugi của bạn đang tốt và chạy đủ xăng.

Nếu bugi có màu trắng xóa thì xe của bạn gặp phải tình trạng thiếu xăng vào nhiên liệu.

Nếu bugi của bạn có màu đen và bị ướt là thiếu xăng.

Nếu gặp phải tình trạng thừa hay thiếu xăng thì bạn cũng cần phải điều chỉnh lại bộ chế hòa khí của mình nhé.

 

7 bước vệ sinh bugi xe máy

Bước 1: Tiến hành tắt máy xe và sau đó dựng chân trống giữa. Sau đó bạn rút dây cao áp ra khỏi bugi.

 

Lấy bugi ra khỏi xe máy

Nên rút bugi ra khỏi xe một cách nhẹ nhàng

 

Bước 2 : Lấy máy thổi sạch bụi bẩn quanh chân bugi trên nắp quy lát. Như trên chúng tôi nói, bạn có thể sử dụng khí nén của máy nén hơi để thổi sạch bụi bẩn bám quanh chân Bugi. Sau đó bạn tháo Bugi ra khỏi đầu quy lát.

 

 

Làm sạch Bugi bằng súng xì hơi

Hãy làm sạch Bugi bằng khí nén

 

Bước 3: Tiến hành ngâm đầu chấu bugi vào xăng. Bước này bạn cần tỉ mỉ và cẩn thận moi bụi bẩn ở bên trong nồi bugi tuy nhiên cần phải đảm bảo không được làm vỡ cách điện. Sau đó, bạn tiến hành rửa lại bằng xăng sau đó phơi khô.

 

Ngâm Bugi vào xăng

Ngâm Bugi vào xăng để tẩy sạch bụi bẩn

 

Bước 4: Tiến hành kiểm tra khe hở giữa chấu mát với phần điện cực (+) ở bộ phận trung tâm bằng cách sử dụng một vật dày, có kích thước vào khoảngkhoảng 0,7mm. Nếu như bạn để khe hở rộng thì tia lửa điện khó mà phóng qua được. Điều này giải thích tại sao xe của bạn dễ bị chết máy là vì như thế.

Nếu như trong trường hợp khe hở vị hẹp quá thì tia lửa sẽ không đủ lớn để hỗn hợp bắt cháy và xe của bạn cũng sẽ bị tốn xăng hơn. Bạn hãy tiến hành chỉnh lại khe hở bằng cách gõ nhẹ vào hoặc cậy nó ra nhẹ nhàng.

Bước 5: Sau khi Bugi của bạn đã được làm sạch bụi bẩn thì bạn hãy kiểm tra xem cách điện có bị nứt, hoặc điện cực mà bị quá mòn thì bạn cần phải tiến hành thay Bugi mới. Chi phí thay Bugi mới chỉ khoảng vài chục nghìn.

Bước 6: Tiến hành lắp Bugi vào, kề vỏ sát lên thân máy. Hãy thử nổ đạp máy và quan sát chiều bắn của tia lửa điện. Nếu như tia lửa điện mà phóng đều và mạnh thì có nghĩa là bugi tốt. Nếu nó phóng nhỏ, và phóng tỏa ra xung quanh thì bạn cần phải thay bugi mới nhé. Khi lắp Bugi thì bạn cần nhỏ thêm vài giọt dầu rồi sau đó vặn chặn Bugi lại.  Bạn có thể sử dụng tuýp để vặn cho chắc chắn.

 

Khởi động xe máy

Nên khởi động lại xe sau khi thay Bugi xong

 

Bước 7 : Hãy kiểm tra kĩ lại rồi tiếp tục thử nổ máy. Nếu Bugi nổ mạnh mẽ thì có nghĩa là bạn đã tiến hành lắp xong rồi đó.

 

Lưu ý QUAN TRỌNG trong việc lựa chọn Bugi xe máy

Bạn cần phải lựa chọn Bugi sao cho phù hợp với chiếc xe của mình. Cụ thể là hiện nay có hai loại bugi là bugi lạnh và bugi nóng. Điều này được căn cứ vào chỉ số nhiệt và lớp sứ cách nhiệt. Nếu như chỉ số nhiệt càng cao thì bugi càng lạnh còn lớp sứ cách nhiệt dày là nóng, mỏng gọi là lạnh vì dựa trên nguyên lý thoát nhiệt nhanh.

 

Chọn Bugi phù hợp với xe

Nên chọn Bugi phù hợp với xe

 

Đối với những xe có tỉ số nén thấp, xe phân khối nhỏ, xe có tốc độ động cơ không cao, hoặc là xe thường xuyên chạy với tốc độ thấp, xe chạy những quãng đường ngắn, tải nhẹ như là các dòng xe máy thông thường hiện nay chính là Wave, Jupiter… thì bạn cần phải thay bugi nóng.

Đối với các loại xe có phân khối lớn, xe có động cơ tỷ số nén cao, các dòng xe phân khối lớn, xe chạy với tốc độ cao, và đi đường dài… thì thông thường sẽ sử dụng bugi lạnh. Nếu như bạn sử dụng Bugi không đúng với xe thì sẽ ảnh hưởng đến phần động cơ.

 

Có thể bạn quan tâm:

Cách xử lý TRIỆT ĐỂ vết xước sơn xe máy mà bạn CẦN BIẾT 

Thay lốp xe máy - 3 chú ý QUAN TRỌNG bạn PHẢI NHỚ 

9 việc chăm sóc xe máy bạn CÓ THỂ làm tại nhà 

Bảng giá máy nén khí Pegasus 2HP

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.