Back Home

Hướng dẫn bảo dưỡng bàn nâng xe máy chuẩn xác nhất

- Lượt xem: 1765

(0 đánh giá)

Bàn nâng xe máy là một sản phẩm đắc lực giúp cho công việc bảo dưỡng và sửa chữa xe máy của bạn diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sản phẩm nào cũng vậy, sau một thời gian sử dụng chắc chắn việc bảo dưỡng là không thể tránh khỏi. Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp tăng tuổi thọ sản phẩm cũng như tăng hiệu quả trong công việc của bạn. Vậy làm thế nào để bảo dưỡng bàn nâng xe máy an toàn? Hãy cùng thiết bị G20 tìm hiểu nhé:

 

Bước 1: Kiểm tra cụm khóa an toàn trước khi sử dụng:

Khóa tự động có 6 mức khi sử dụng

Khi hạ hết tâm của sản phẩm, cụm khóa an toàn sẽ tự động về vị trí chuẩn bị khóa cho lần nâng tiếp theo. Khi hạ nửa tầm, bạn nên cài đặt cụm an toàn ở vị trí khóa. Dây cáp của bàn nâng xe máy điện không nên để quá căng, nếu để ruột van cáp bị chùng thì sẽ đảm bảo van luôn được kín và hiệu suất nâng của bàn nâng xe máy sẽ ở mức cao nhất.

 

Bước 2 : Bước tiếp theo bạn nên kiểm tra cụm xả hạ bàn

Dây cáp không quá căng, ruột cáp hơi chùng sẽ bảo đảm cho van đóng kín, hiệu suất nâng của bạn sẽ ở mức cao nhất

 

Bước 3 : Thông hơi định kỳ sau khi sử dụng 10 ngày 1 lần

Hơi sẽ bị rò rỉ sau quá trình làm việc lâu dài bởi vậy sẽ làm giảm áp suất đầu về cùng với đó lượng dầu bơm sẽ bị giảm sút. Cách thông hơi cho bàn nâng xe máy như sau:

1. Đưa bàn nâng lên vị trí cao nhất sau đó khóa an toàn.

2. Mở nắp van trên kích và không tháo tim van

3. Án tim van cho không khí vào và không háo tim van
4. Đóng nắp van lại

 

Bước 4: Liền mạch dầu nhớt định kì

Khi dầu nhớt được luân chuyển trong hệ thống thủy lực thì sẽ xuất hiện những bọt khí li ti và những bọt khí này sẽ ngày càng tích tụ nhiều, tạo thành những đoạn không khí trong ống dẫn truyền bởi vậy sẽ làm giảm hiệu suất nâng

Bạn nên liền mạch dầu nhớt định kì theo những bước như sau:

Đưa bàn nâng lên vị trí cao nhất và làm động tác thông hơi như bước 3 đã hướng dẫn ở trên.

Đối với những loại bàn nâng cơ: Bạn nên ấn bàn xả bằng chân trái và đưa bàn về vị trí hạ thấp nhất, sau đó bạn giữ nguyên chân trái ở vị trí đang xả bàn, dùng chân phải đạp bơm liên tiếp khoảng 30 lần.

Đối với những loại bàn nâng điện, cơ: Bạn nên ấn bàn xả bằng chân trái sau đó đưa bàn nâng về vị trí hạ thấp nhất,. Bạn nên giữ nguyên chân trái ở vị trí xả bàn, dùng chân phải đạp công tắc cho động cơ chạy không tải khoảng 10 giây.

 

Bước 5: Chỉnh tốc độ lên xuống của bàn nâng:

Cần điều chỉnh núm van ở vị trí van tiết lưu gần với vị trí kích đội để có tốc độ phù hợp nhất. Cần kiểm tra xích xả cơ và cần xả cơ nếu bàn nâng có tốc độ nâng chậm. Thực hiện liền mạch dầu và căng dây curoa để cân bằng áp suất thủy lực. Nếu xảy ra hiện tượng mất điện khi đang sử dụng thì bạn phải ngay lập tức hạ bàn xả cơ và kéo kích xả cẩn thận và đề phòng tránh bị kẹt tay.

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.