Back Home

Công nghệ rửa xe không chạm nên dùng bột hay dung dịch

- Lượt xem: 627

(0 đánh giá)

Sử dụng hóa chất không chạm trong nghành rửa xe đang được khá nhiều người quan tâm bởi lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, loại hóa chất này được chia ra làm 2 loại đó chính là bột rửa xe không chạm và nước rửa xe không chạm. Giữa 2 dòng sản phẩm này nên lựa chọn loại nào để mang tới hiệu quả cao nhất? Hãy cùng tham khảo thông qua bài viết này nhé!

1. Rửa xe không chạm là gì? 

Rửa xe không chạm là công nghệ phun rửa sử dụng bọt hóa chất chuyên dụng lên bề mặt xe. Kết hợp với áp lực dòng nước của máy rửa xe cao áp để làm sạch toàn bộ các vết bẩn, bụi bám ra khỏi bề mặt thân xe, trả lại bề mặt sáng bóng mà không cần chạm, không cần khăn lau hay bàn chải vệ sinh xe. 

Công nghệ rửa xe không chạm về cơ bản không có nhiều khác biệt so với cách rửa xe truyền thống, điểm khác biệt lớn nhất là sử dụng dụng cụ rửa xe không chạm riêng, cần phải đầu tư chi phí cao hơn ban đầu. Khi rửa xe các loại hóa chất được pha theo một tỷ lệ nhất định, sau đó phun lên toàn thân xe để làm các vết bẩn tan rã. Sau đó dưới áp lực nước cực mạnh, các vết bẩn sẽ được rửa trôi.

2. Nên sử dụng bột rửa xe không chạm hay dung dịch rửa xe không chạm

2.1. Ưu, nhược điểm của bột rửa xe không chạm  

Bột rửa xe không chạm là hóa chất dùng trong ngành công nghệ rửa xe không chạm. Có công dụng chính đó là làm sạch bụi bẩn, bùn đất trên các phương tiện mà không cần chạm tay vào. Chúng thường được đóng gói nên khi sử dụng người dùng cần phải bảo quản tốt để không bị dính nước hoặc rơi rớt gây lãng phí.

Ưu điểm Nhược điểm

- Giá thành rẻ hơn so với nước rửa  xe không chạm

- Không cần chạm tay mà vẫn đảm bảo sạch tới 90%

- Không gây hại cho da tay, không làm tróc hay bay màu sơn của xe

- Tiết kiệm điện nước và thời gian

 

- Là dạng bột được đóng gói nên người dùng

phải bảo quản kỹ

- Nếu không pha đúng tỉ lệ sẽ dễ bị vón cục, 

gây tắc nghẽn đường ống của bình phun bọt tuyết

- Đối với xe có dính dầu nhớt, phải thao tác qua

một lần lau mới có thể làm sạch hiệu quả

Video sử dụng bột rửa xe không chạm

2.2. Ưu, nhược điểm của dung dịch rửa xe không chạm

Nước rửa xe không chạm là một loại dung dịch rửa xe có dạng lỏng được các nhà sản xuất đóng chai và lưu dùng khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Đây là sản phẩm thường được sử dụng tại các cơ sở rửa xe, các gara ô tô xe máy,…đảm bảo không gây ảnh hưởng đến lớp sơn của xe. 

Ưu điểm  Nhược điểm

- Dung dịch dạng lỏng để chai nhựa dễ bảo quản, chỉ

cần để nơi khô ráo, thoáng mát 

- Dạng lỏng nên dung dịch dễ hòa tan, không sợ bị vón cục

- Sản phẩm được chia nhiều loại dung tích khác nhau,

người dùng có thể lựa chọn dung tích phù hợp với 

tần suất sử dụng của mình

- Nước rửa xe không gây hại cho da tay,

an toàn đối với sức khỏe người dùng  

- Không làm tróc hay bay màu sơn của xe

- Hạn chế tối đa hiện tượng trầy xước xe do yếu tố chủ quan

- Cho độ sạch lên tới 90%

- Giá thành cao hơn loại bột không chạm

- Khi sử dụng bắt buộc phải trang bị các thiết bị như

máy rửa xe cao áp, máy nén khí, bình phun bọt tuyết,...

Nước rửa xe không chạm nhiều dung tích khác nhau

Với những thông tin trên, cả 2 loại bột và dung dịch rửa xe không chạm đều mang tới hiệu quả tích cực cho quá trình làm sạch xe. Từ đó căn cứ vào ưu và nhược điểm riêng của từng loại, tùy thuộc vào kinh tế, nhu cầu xịt rửa của từng gara để lựa chọn dòng dung dịch rửa xe phù hợp nhất và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

3. Lưu ý khi sử dụng hóa chất rửa xe không chạm 

Dù lựa chọn dung dịch rửa dạng bột hay nước để mang tới hiệu quả cao nhất thì các bạn vẫn nên lưu ý một số điểm sau đây trong quá trình sử dụng:

  • Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, pha theo đúng với tỉ lệ tránh trường hợp pha quá loãng hoặc quá đặc đều sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả rửa xe
  • Sau khi phun phủ bọt lên toàn bộ thân xe, cần để thời gian khoảng từ 1 - 2 phút để làm mềm lớp chất bẩn sau đó mới tiến hành xịt nước làm sạch
  • Lưu trữ, bảo quản dung dịch rửa xe ở nơi thoáng mát

Dung dịch rửa xe không chạm Ekokemika

>> Xem thêm:

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.