Cầu nâng 2 trụ là sản phẩm có mặt trong hầu như mọi ga-ra sửa chữa ô tô tại Việt Nam. Nhu cầu ngày càng tăng cao, và chủng loại ngày càng phong phú. Tuy nhiên, khi tìm mua và tham khảo thông tin, khách hàng vẫn luôn phải lựa chọn giữa phiên bản "giằng trên" và "giằng dưới". Về cơ bản, đây là tên gọi để phân biệt theo cơ cấu đi cáp và dây thủy lực của cầu. Mỗi cơ cấu có đặc điểm khác hẳn nhau, và bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích sự khác nhau của hai cơ cấu, từ đó hi vọng giải đáp được câu hỏi: Cầu 2 trụ giằng trên và giằng dưới, loại nào tốt hơn?
Đặc điểm của cầu nâng 2 trụ giằng dưới
- Hệ thống dây cáp và dây thủy lực được đi trên mặt sàn, từ cột này sang cột kia, và được bảo vệ bởi một thanh hộc cao bằng kim loại cao khoảng 3 cm.
- Thanh hộc nói trên cũng chính là nhược điểm của loại cầu này, bởi nó gây khó khăn cho việc di chuyển thiết bị hỗ trợ trong lòng cầu, nhất là đồ nặng như kích cá sấu, giá đỡ hộp số.
- Có thể có lắp cho xưởng có trần thấp hơn. Tuy nhiên nếu cố lắp cho xưởng có trần quá thấp, cần lưu ý rằng chiều cao nâng xe vẫn bị giới hạn bởi trần, dẫn đến làm việc không thoải mái.
- Nếu không bị giới hạn bởi trần xưởng, cầu giằng dưới rất hợp với các loại xe to cao, do phần đỉnh cầu trống hoàn toàn.
- Cầu 2 trụ giằng dưới thường có giá bán dễ chịu hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng cầu nâng ô tô 2 trụ
Đặc điểm của cầu nâng 2 trụ giằng trên
- Dây cáp và dây thủy lực được đi trên đỉnh cầu, từ cột này sang cột kia thông qua một thanh giằng. Hình thức tương đồng với cổng chào, nên còn có tên gọi khác là cầu cổng hoặc cầu nâng kiểu cổng.
- Nhờ thanh giằng nói trên, cầu nâng giằng trên thường có độ ổn định cao, ít rung lắc hơn khi nâng so với cầu nâng giằng dưới.
- Trong lòng cầu hoàn toàn trống trải, tạo điều kiện tối đa cho việc di chuyển thiết bị và dụng cụ hỗ trợ. Ngoài ra, đẩy xe chết máy vào cầu giằng trên cũng dễ dàng hơn nhiều.
- Luôn có một cảm biến tự ngắt trên ngay dưới thay giằng, tự động dừng nâng khi xe gần chạm vào thanh giằng, phòng trường hợp người vận hành không để ý.
- Chiều cao tổng thể cao hơn cầu giằng dưới, vì vậy yêu cầu xưởng buộc phải có trần cao.
- Nếu người dùng thường xuyên làm việc với các loại xe đặc biệt cao, cần chú ý mua phiên bản có chiều cao tổng thể phù hợp, bởi cầu có thanh giằng trên đỉnh cầu sẽ giới hạn chiều cao xe.
- Giá thành cao hơn so với cầu giằng dưới cùng sức nâng.
Trên đây là cách phân biệt cầu nâng hai trụ giằng trên và giằng dưới tương đối chi tiết. Nếu cần tư vấn thêm thông tin về cầu nâng ô tô, xin hãy liên hệ ngay với nhân viên tư vấn của Thiết Bị G20 - Công ty Trường Sa.
Xem thêm: So sánh cầu nâng 2 trụ đối xứng và bất đối xứng và Hướng dẫn làm móng lắp đặt cầu nâng 2 trụ
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.