Back Home

Hướng dẫn bảo dưỡng phụ kiện của máy nén khí

- Lượt xem: 2494

(0 đánh giá)

Cũng giống như các loại máy móc khác, máy nén khí piston cũng cần được bảo dưỡng định kỳ. Việc này giúp cho tuổi thọ máy nén khí cũng như năng suất làm việc của máy được nâng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bảo dưỡng máy nén khí đúng cách. Với bài viết này, Thiết Bị G20 sẽ hướng dẫn bạn cách bảo dưỡng những phụ kiện của máy nén khí sao cho chuẩn xác nhất.

1, Bộ lọc khí
Sau một thời gian dài sử dụng, bề mặt của bộ lọc khí sẽ bị bụi bẩn bám vào. Bình thường sau một ca làm việc hoặc đèn báo hiệu lệch áp sáng đỏ thì bạn nên tháo bộ lọc khí ra để vệ sinh cho sạch sẽ.

Hướng dẫn vệ sinh đúng cách: Dùng khí nén có sức ép thấp thổi bên ngoài và bên trong, miệng đầu thổi đặt cách mặt trong lõi lọc một khoảng 10mm. Bạn nên tuần tự thổi từ trên xuống dưới và men theo xung quanh. Sau khi vệ sinh xong bạn nên kiểm tra lõi lọc xem có bụi không. Nếu lõi lọc quá bẩn thì bạn nên thay cái mới thường nhật cứ 1000 giờ thì bạn thay một lần. Trong trường hợp chưa kịp thay thì bạn có thể nhúng lọc vào dung dịch chất tẩy nhẹ như xà phòng loãng sau đó phơi khô và dùng tiếp.

Nên vệ sinh bộ lọc khí để có hiệu quả công việc tốt nhất

2, Bộ lọc dầu
Đối với máy mới, sau khi chạy 500 giờ thì bạn nên thay bộ lọc dầu một lần. Những lần tiếp theo, sau khi máy chạy 1000 giờ thì bạn nên thay dầu một lần. Nếu trong môi trường bụi bẩn, nếu đèn báo lệch áp thì bạn có thể thay bộ lọc dầu ngay. Bạn có thể dùng cà lê để tháo. Khi lắp lại chỉ cần xoáy chặt bằng tay là được.

3, Bộ tách dầu hay còn gọi là bộ phân ly dầu
Bình thường sau khi máy chạy 3000 giờ là thay. Nếu môi trường không tốt thì bạn có thể thay dầu sớm hơn . Với loại máy nhỏ bộ phận tách dầu tách biệt với thùng dầu thì bạn chỉ cần tháo ra thay mới như tách dầu. Nếu tách dầu nằm trong thùng dầu thì bạn cần dùng cờ lê tháo nắp thùng dầu ra. Lưu ý khi thay tách dầu thì bạn cần xả áp khí trong bình dầu qua van an toàn trước khi tháo. Bạn cần cẩn trọng với đệm cao su của nắp thùng dầu. Nếu đệm này đã biến chất sau thời gian sử dụng thì bạn có thể thay luôn cùng với tách dầu.

Khi máy chạy 3000 giờ thì bạn nên thay bộ tách dầu

4, Bảo dưỡng Xilanh (đối với van khí vào của máy piston)

  • Khi van khí hoạt động không linh hoạt thì bạn cần phải bảo dưỡng bằng các bước sau:
  • Tháo rời xilanh trên van vào khí
  • Tháo rời đế đính ốc và lấy đệm cao su ra
  • Vệ sinh các bộ phận xilanh, lò xo, piston và thay đệm cao su mới
  • Lắp đặt cụm xilanh.

5. Vệ sinh van điều chỉnh áp suất:
Van điều chỉnh áp suất có chức năng giữ áp suất được điều chỉnh không bị thay đổi, mặc dù có sự thay đổi bất thường của phía tải trọng làm việc ở vị trí đường ra hoặc sự dao động của áp suất ở đường vào van. Nguyên tắc hoạt động của van điều chỉnh áp suất: khi có sự điều chỉnh trục vít, tức là điều chỉnh vị trí của trục van, trong trường hợp áp suất của đường ra bị tăng lên so với áp suất của đường điều chỉnh thì khí nén sẽ đi qua lỗ thông tác động lên bộ phận màng, vị trí kim van bị thay đổi, khí nén đi theo lỗ xả khí ra ngoài. Vị trí kim van về vị trí ban đầu khi áp suất ở van bằng với áp suất được điều chỉnh ban đầu.

6. Van lọc:
Phần tử lọc xốp được làm bằng các chất như: vải dây kim loại, giấy thấm ướt và kim loại thiêu kết hay là vật liệu tổng hợp.

Khí nén qua lá xoắn kim loại sẽ tạo ra chuyển động xoắn. sau đó khí sẽ đi qua phân tử lọc, tuỳ theo yêu cầu chất lượng của khí nén mà bạn chọn loại phần tử lọc sao cho phù hợp. Kích thước đường kính các lỗ của phần tử lọc có những loại từ 5 µm đến 70 µm. Đối với trường hợp yêu cầu khí nén cao, vật liệu phần tử lọc được chọn sẽ là sợi thuỷ tinh, có khả năng tách nước trong khí nén lên đến 99,9%. Đối với những phần tử lọc như vậy, thì dòng khí sẽ chuyển động từ trong ra ngoài.

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.